Lê Thừa Hải | Ghi ghép màu xám

Lê Thừa Hải, “Gray Game.” Chất liệu tổng hợp, 150 cm x 240 cm, 2020

Nhói lên bùn đất xám những tiếng ai oán lạnh lùng gặm nhấm tâm can lãng mạn, xô kéo nhau về gần hơn với cái dã thú thiên đường cụt ngủn lặng im, vọng lên vài điệu cười của những tên thắng cuộc, mảng màu nó trơ đi khi con người nhìn nhau thê lương. Tiếp tục đọc

Trần Nghi Hoàng | Mùi hương của âm nhạc và những nốt lặng trong tranh Marc Chagall (trích Những Ký Ức Mất Tích)

Marc Chagall, “Bella With White Collar

trong hốc tối vòm mắt thiêu
những đóm lửa thì thầm lời úng thủy (TNH)

Em biết chăng, mùa thu đã xuống dòng. Không. Marc Chagall (1) không chết, mà Chagall chỉ xuống dòng. Từ dòng đời phiêu hưởng Chagall đã bước qua dòng diễm mộng vô nhiên. Đám tang ông – đúng hơn là trong buổi tiễn đưa Chagall bước qua dòng diễm mộng vô nhiên thì phố trời cây cỏ xám xanh, chỉ còn một chút màu vàng trong đáy mắt con gà trống bên kia khung cửa nhà của Bella (2). Quan tài Chagall đặt giữa phố với hai hàng nến màu ngũ sắc trên nắp quan. Tiếp tục đọc

Trần Nghi Hoàng | Những nốt nhạc rời Bob Dylan trên đường phố San Jose (trích Những Kí Ức Mất Tích)

San Jose, California, 1980

Gã bụi đời mặc áo choàng đen mà Đăng Lạt, họa sĩ bạn tôi đã có lần vẽ lại bằng trí nhớ. Gã đẹp như một thiền sư. Dharma Bums. Những Thế Gian Pháp hay là những Thiền Sư Giang Hồ? Tiếp tục đọc

Trần Nghi Hoàng | Trầm tư đường phố (trích Những Ký Ức Mất Tích)

Tranh, Huỳnh Lê Nhật Tấn

Mùa đông chừng như còn lưu luyến gì đây, không chịu ra đi để nhường trái đất này lại cho mùa xuân. Ngày tháng xuân sắp hết mà mùa đông vẫn chưa tàn.

Mùa đông nghịch ngợm đi về bằng những cơn lạnh trái mùa. Mùa đông làm buổi sáng cuộn lại trong chăn, lắng nghe âm thanh của im lặng bình minh. Cơn lạnh xuyên qua cửa kính và cơn lạnh phảng phất trong căn phòng nhỏ. Cơn lạnh chui vào chăn thì thầm cùng hạnh phúc thong dong. Hạnh phúc thong dong bị con nắng xanh tươi, ranh mãnh làm dụi mắt choàng dậy như bước vào cơn mộng du. Tiếp tục đọc

Trần Băng Khuê | Giấc mơ của đất

1.
Đất đứng trước toà, đất ngẩng cao đầu mắt ráo hoảnh. Toà hỏi: “đất ăn gì để sống?”, “đất ăn đất”, đất trả lời.

Toà lại hỏi: “đất uống gì để sống?”, “đất uống máu người”; đất trả lời.

Toà im lặng ít phút, quay mặt nhìn nhau, vị Chánh án gõ búa xuống mặt bàn, “chát”, rồi chậm rãi nói: “toà nghị án”. Tiếp tục đọc

Trần Nghi Hoàng | Mê trận và mê cung (trích tản văn Những Cơn Mưa Trên Mây)

Tranh, Huỳnh Lê Nhật Tấn

Tôi mê đọc từ nhỏ. Từ lúc biết ráp vần thành chữ, ráp chữ thành câu là tôi đã mê đọc. Chuyện này gia đình tôi ai cũng biết. Mà những bạn bè  của tôi cũng nhiều phen tán thán chuyện này. Bất cứ thứ gì có chữ là tôi đọc. Từ một tờ chương trình của rạp cine cho đến một bố cáo dán trên gốc cây ngoài phố. Và ngay cả những bảng hiệu hai bên đường đi. Tiếp tục đọc

Trần Nghi Hoàng | Nắng mưa cố thổ (trích tản văn Những Cơn Mưa Trên Mây)

Tranh, Huỳnh Lê Nhật Tấn

4. Nắng Mưa Cố Thổ

“Năm tháng trôi qua day dứt mãi đời ta
Nắng mưa miền cố thổ
Phong sương mấy độ qua đường phố
Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”
(Sơn Nam, Hương Rừng Cà Mau) Tiếp tục đọc

Trần Nghi Hoàng | Mùi ổi dại (trích tản văn Những Cơn Mưa Trên Mây)

Bạch vân thiên tải không du du
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Nghìn năm mây bạc ngẩn ngơ vương
Quê cũ chiều tà xa mất hướng
Trên sông khói sóng gợi sầu thương)

Nguyên bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu dài 8 câu (bát cú) tôi chỉ cần giữ lại ba câu cho cuộc đời luân lạc. Tiếp tục đọc

Trần Băng Khuê | Đẹp và buồn [15-16] (tiếp theo)

Photo, Cao Hùng Lynh

[15]

Ở đó. Ngay trên những gờ cửa sổ. Mỗi tuần là một bình hoa nhỏ. Những ngày đầu tiên chúng tươi rói rực rỡ, căng mọng từng cánh mỏng, xanh mướt từng chiếc lá. Tôi không dám chắc có ai khác nghiêng mắt mỉm cười với những bông hoa, như tôi. Tiếp tục đọc

Túy Hồng | Đến khi mất tiếng nói

Túy Hồng. Ảnh, Cao Lĩnh, 1972

Nhà văn Túy Hồng tên thật Nguyễn Thị Tuý Hồng , sinh ngày 12 tháng 10 năm 1938 tại Phong Điền, Thừa Thiên-Huế. Bà tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, bắt đầu viết văn vào năm 1962, có tác phẩm Thở Dài xuất bản lần đầu vào năm 1965, ngoài ra tác phẩm Những Sợi Sắc Không của bà đoạt giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc 1969-1970. Túy Hồng kết hôn với nhà văn Thanh Nam (1931 – 1985) vào năm 1966, có ba con trai và một con gái. Gia đình bà sang Mỹ vào năm 1975, ban đầu tạm cư tại New Jersey miền Đông Bắc, đến năm 1976 dời sang vùng Tây Bắc, định cư tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Nhà văn Túy Hồng qua đời ngày 19 tháng 7 vừa qua, hưởng thọ 82 tuổi. Để tiễn bà lên trời, đánh máy lại “Đến Khi Mất Tiếng Nói của Túy Hồng” Tiếp tục đọc

Khánh Phương | Viết thơ vần điệu tiếng Anh

Một chứng nghiệm khó quên ở workshop (thực hành có trao đổi, góp ý) thơ mùa Xuân vừa rồi là viết hai bài thơ có vần điệu theo hai thể thơ truyền thống trong tiếng Anh. Khi tôi tò mò hỏi cô Holly, “Tại sao cô không yêu cầu các trò viết một vài bài thơ theo các thể có vần điệu (Formative poems)?” Tiếp tục đọc

Trần Băng Khuê | Đẹp và buồn [7-14] (tiếp theo)

[7]

Một giờ.

Ban mai bất ngờ thức tỉnh tôi.

Cảm giác u ám bị rửa trôi hết sạch bởi khoảnh khắc trong trẻo, thanh khiết ở phía nào đó xung quanh căn phòng và bốn bức tường rạn vỡ những nỗi khốn khổ của nỗi ấm ức, của những giọt lệ chảy ngược, của những ánh mắt trầm uất xa xăm. Tiếp tục đọc

Trần Băng Khuê | Đẹp và buồn

[1]

…níu lấy tôi vào những ngày sáng và tối nhập nhoà không phân rõ ranh giới sống hay chết, tỉnh thức hay mộng ảo, đời thực hay giả dối, quá khứ hay hiện tại. Tương lai là một thứ mang nhiều hàm ẩn chất chứa bí mật hoặc đã phơi bày trần trụi hết rồi trong cái không khí xám lạnh buổi sớm ở phố thành mà tôi ngỡ như sương mù tinh khiết yên lành đến độ không còn dám hoài nghi gì thêm nữa về thế giới này. Tiếp tục đọc

Trần Băng Khuê | Lá thư mùa thu gửi Auckland

Minh họa, Trịnh Cung

Nơi đó, đang mùa thu, đã sang thu từ đầu tháng tư rồi. Tôi không nghĩ mình sẽ mong nhớ những ngày thu đến độ quay quắt đến thế. Chỉ là không thể rời bỏ được thì quá khứ, từng lớp ký ức chồng lấn lên nhau. Dù đôi khi vỏn vẹn những vòng quanh lên đồi xuống dốc trong lòng một cái thành phố.

Tôi lục lọi mớ đồ vật từ chiếc túi canvas có in hình con chim kiwi, quà tặng sinh nhật của một người bạn ít tuổi đang làm nghiên cứu sinh bên ấy. Tiếp tục đọc