David Herbert Lawrence | Họ sống ở đầm (trích tiểu thuyết Cầu Vồng, chương II)

Mai Sơn dịch

Cô là con của một ông chủ đất người Ba Lan, mà vì mắc nợ đầm đìa những người Do Thái ông đã phải cưới một bà vợ người Đức giàu có, và ông chết ngay trước cuộc nổi loạn. Khi còn rất trẻ, cô lấy Paul Lensky, một trí thức từng học ở Berlin, và trở về Warsaw như một người yêu nước. Mẹ cô tái giá với một thương lái người Đức rồi theo ông ta đi đâu mất. Tiếp tục đọc

ICiệt | Ghanta (trích tiểu thuyết Một Người Xứ An Nam, chương 2)

Lão Tâm đưa tay lên trời rồi vạch tay xuống, như điệu bộ người hát tuồng, lão cất giọng hát rung rung của người có tuổi.

Sông Thu Bồn chảy ra cửa Đại,
Lạch Bình Long chảy mãi ra Hàn[i]
Thương người ở bến Bình Than
Mối tình son sắc mở mang giống nòi Tiếp tục đọc

ICiệt | Vajra (trích tiểu thuyết Một Người Xứ An Nam, chương 1)

Đây là tiểu thuyết ngắn, ngắn mọi thứ: Độ dài, ngắn, trên dưới 60.000 chữ; thời gian viết, ngắn, chừng mười lăm mười sáu ngày; lên ý tưởng và tạo cấu trúc, ngắn, chỉ một đêm trước khi đến Hội An tôi mới bắt đầu có ý tưởng về tiểu thuyết.

Vậy mà nó dài: Thời gian, nó kéo dài từ thời Lý kéo đến thế kỷ 17, và đâu đó, còn là không gian của hiện đại, mà biết đâu chừng thời gian trong đó còn kéo dài vô tận của kiếp người; bối cảnh, tuy chỉ xoay quanh một buổi tối đấu giá trong căn nhà ở Hội An, Tiếp tục đọc

Trần Vũ | Vĩnh Yên 1973

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Áp tết Quý sửu xảy ra hiện tượng lạ trong gia tộc cụ Vương Gia Khánh cư ngụ số 422 Hai Bà Trưng Tân Định. Các sử gia về sau giải thích chính vì cường độ chiến tranh đã đạt đến mức khốc liệt trong mùa hè 72 khiến sức nổ dây chuyền của bom đạn làm đảo lộn trật tự của vạn vật. Riêng với họ Vương, tính quy ước bị phá vỡ đúng vào trưa thứ bảy ngày 27 tháng 1 năm 1973, là 24 tháng chạp năm Nhâm tý. Mấy ngày trước, tin đồn sắp ngừng bắn bỗng dưng loan truyền như một chiếc thảm rực rỡ từ một đuôi sao chổi vô hình bất ngờ lướt qua thủ đô và rũ xuống những mảnh tinh thể của hân hoan. Dân chúng Tiếp tục đọc

Ngô Nguyên Dũng | Quán sách cũ (trích tiểu thuyết)

Minh họa, Ngô Nguyên Dũng

Trong ngõ cụt phố chính toạ lạc một quán sách cũ. Trên mặt kính dán một tấm nhựa trong in hàng chữ kiểu gô-tích: “Quán sách cũ Con Chuột Sách”.

Mỗi ngày, trên đường đến chỗ làm, Kim Lan đều đi ngang đây. Bữa nọ, không hiểu vì cớ gì, cô dừng chân lại, tò mò ngắm nhìn cửa tiệm. Tiếp tục đọc

Khánh Trường | tiểu thuyết Bãi Sậy Chân Cầu (trích)

Minh họa, Khánh Trường

Chương I (phần 2)

Tình cảm của Loan với cặp song sinh ngày càng phát triển, tỷ lệ thuận với tháng năm trôi qua, hai anh em ngày nào còn nằm nôi, nay đã như hai mầm xanh không ngừng vươn cao. Hai Tú lớn nhanh, cùng cô chị làm thành cặp ba keo sơn, rất hiếm khi rời nhau. Sáng nay ăn sáng xong Loan nói với mẹ, Tiếp tục đọc

Khánh Trường | tiểu thuyết Bãi Sậy Chân Cầu (trích)

Chương I (phần 1)

Tuấn có thói quen dậy sớm. Qua cửa sổ, trời còn nhá nhem, rặng cây bên kia sông mờ trong sương, con lộ đất đỏ chạy từ đầu làng xuống tận bến đò, nơi, chỉ lát nữa thôi sẽ tất bật rất đông dân quê xuống đò qua sông vào chợ tỉnh, người nào cũng mang vác, gồng gánh rau trái củ quả và gia cầm họ nuôi trồng được. Mỗi tháng chợ tỉnh nhóm hai lần đặc biệt, đầu và giữa tháng, dành cho nông dân bán trực tiếp với khách, không qua trung gian đầu mối. Hôm nay rằm. Tiếp tục đọc