“Tôi đi theo dòng tranh biểu hiện, lựa chọn cách nhìn trực tiếp vào quá trình vận động của xã hội, ghi chép chúng hàng ngày như viết nhật ký, đưa những tâm tư bộc bạch ngây thơ ấy lên trên mặt toan, như một cách kể chuyện về những thân phận, số phận, danh phận.” (Lê Thừa Hải) Tiếp tục đọc
Month: Tháng Chín 2020
Trần Băng Khuê | Giấc mơ của đất
1.
Đất đứng trước toà, đất ngẩng cao đầu mắt ráo hoảnh. Toà hỏi: “đất ăn gì để sống?”, “đất ăn đất”, đất trả lời.
Toà lại hỏi: “đất uống gì để sống?”, “đất uống máu người”; đất trả lời.
Toà im lặng ít phút, quay mặt nhìn nhau, vị Chánh án gõ búa xuống mặt bàn, “chát”, rồi chậm rãi nói: “toà nghị án”. Tiếp tục đọc
Carlos Manuel Álvarez | Một cái chết ở La Habana
Trần C. Trí dịch
Carlos Manuel Álvarez (1989 -) là nhà văn Cuba. Ông theo học ngành báo chí tại Đại Học Havana và có nhiều bài báo và khảo luận trên New York Times, BBC và Al Jazeera. Truyện ngắn của ông từng đăng trên các tạp chí văn chương ở Cuba như Gatopardo và Malpensante. Ông đoạt giải thưởng văn chương Calendario của Cuba năm 2013 với tuyển tập truyện ngắn La Tarde De Los Sucesos Definitivos, Tiếp tục đọc
Phan Trang Hy | Có một Phạm Duy như thế
Gia tài âm nhạc của Phạm Duy để lại cho đời quả là đồ sộ. Nhiều lần, tôi có trao đổi với một số thân hữu, nhiều người đều khẳng định Phạm Duy là một trong những nhạc sĩ đóng góp lớn vào nền âm nhạc nước nhà. Phạm Duy cũng đã tự bạch là âm nhạc của ông có nhiều đề tài, chủ đề như Hương Ca, Bé Ca, Tình Ca, Đạo Ca, Tục Ca, Rong Ca, Thiền Ca… Tiếp tục đọc
Nguyễn Quốc Chánh | Nhà nước
1
Nhà nước một đảng là cơ hội vàng làm càn bá đạo du côn còn hơn du đãng
Nhà nước một đảng là một viên đạn nhắm vào tất cả những cái đầu bã đậu lau nhau
Nhà nước một đảng là một sợi dây xỏ xâu phơi khô những khoảnh khắc nhiệm màu Tiếp tục đọc
Quảng Tánh Trần Cầm | Mưa áp thấp nhiệt đới
nếp nhăn vết sẹo dấu chàm
mảng đời vụt lướt ngang. bất chợt
trong đồng vọng của phần đời sau lưng
nỗi nhớ niềm đau như loài gặm nhấm Tiếp tục đọc
David Herbert Lawrence | Họ sống ở đầm (trích tiểu thuyết Cầu Vồng, chương II)
Mai Sơn dịch
Cô là con của một ông chủ đất người Ba Lan, mà vì mắc nợ đầm đìa những người Do Thái ông đã phải cưới một bà vợ người Đức giàu có, và ông chết ngay trước cuộc nổi loạn. Khi còn rất trẻ, cô lấy Paul Lensky, một trí thức từng học ở Berlin, và trở về Warsaw như một người yêu nước. Mẹ cô tái giá với một thương lái người Đức rồi theo ông ta đi đâu mất. Tiếp tục đọc
Nguyễn Mạnh Hà | Thời gian thiếu
Lúc nào cũng cảm thấy thiếu thời gian để làm một vài việc gì đó
Nhiều việc đến nỗi nhớ không xuể
Nên là lại cảm thấy lúc nào cũng thiếu thời gian để nhớ những việc gì đó
Ở đâu đó vào một năm tháng nào đó
Đã có lúc nào đó khiến ta cảm thấy thiếu thời gian Tiếp tục đọc
Âu Thị Phục An | Cơn bão
lối đi qua rừng rậm
buộc phải chảy tràn
trên kẽ nứt của mùa giao phối Tiếp tục đọc
Huỳnh Minh Lệ | Đoạn vĩ thanh
có lẽ lúc nào cũng phải thủ sẵn một cái khăn mu-soa ở trong túi
nhìn những con cá sấu no mồi
năm lim dim phơi nắng tận hưởng những khoái lạc mà chúng
vừa thưởng thức
những cánh đồng trong chiến tranh hay trong thanh bình Tiếp tục đọc
Khang Nguyễn | “Leaping Through Moments of Becoming”
Triển lãm “Năm Bộ Mặt Của Con Người”
Triển lãm tại chỗ & trên Internet từ 3 tháng Mười đến 12 tháng Mười Hai, 2020
Fellows of Contemporary Art (FOCA)
970 N Broadway, suite 208, Los Angeles, 90012 Tiếp tục đọc
Nguyễn Danh Bằng | Suy tàn
Đây là câu truyện được viết về thời gian giả tưởng trong tương lai, nhưng không xa lắm.
*
Hôm đấy tiếng nổ lớn chói lọi như ở ngay trên đầu thị trấn. Sau đấy mọi sự im lặng như tờ, điện đóm tắt ngúm. Điều thê thảm nhất là toàn bộ hệ thống mạng đều dừng hoạt động, các máy chủ trung tâm đều bị đánh sập cùng một lúc. Tiếp tục đọc
Tru Sa | Căn phòng và những người gù
Đường dài. Sâu hút. Chưa thấy lối. Cả con đường lẫn cánh cửa dẫn vào căn phòng đều được bao bọc bởi tường đá. Vách tường hai bên dày và kiên cố. Trần được xây rất cao. Chẳng ước tính được khoảng cách từ nơi chúng tôi đứng tới trần nhà vì khi nhìn lên tôi thấy vẫn xa xăm. Không có trở ngại trên đường, mọi thứ rộng mở, thoáng đãng như đại lộ xuyên Đại Dương. Ngọn đèn phalê đặt bên ngoài rất sáng, tôi có thể nhìn rõ cả những vết rạn loang lổ hai bên vách tường. Tiếp tục đọc
Trần Nghi Hoàng | Thời biểu chủ nhật
buổi sáng:
7 giờ
thức dậy trong cơn ngủ
đánh răng nỗi buồn
rửa mặt niềm hân hoan Tiếp tục đọc