Ann Phong | Tranh

Ann Phong, Cô Đơn Trong Thời COVID,
acrylic with found objects,
8”x8”, 2020

Khắc Dấu Mạn Thuyền

Trong quá trình sáng tác, tôi để cảm xúc tôi chuyển động với những gì xảy ra xung quanh tôi.

Tôi thích đi lang thang, thích nghe tiếng người, thích lẩn mình trong đám đông nhìn mọi người lao xao xoay xở trong cuộc sống. Mỗi tác phẩm của tôi, mỗi quãng thời gian tôi sống, tôi ghi lại như một dấu khắc trên mạn thuyền đời. Những dấu khắc về con người sống xa xứ, con người sống tại quê nhà, hay con người sống ở thế kỷ 21. Tiếp tục đọc

Hai-Dang Phan | Bảy bài thơ

Nguyễn Huy Hoàng dịch

Hai-Dang Phan

Hai-Dang Phan (Phan Hải-Đăng) sinh năm 1980 ở Kon Tum và theo gia đình tị nạn sang Mỹ từ năm hai tuổi. Anh lớn lên ở Wisconsin và hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Đại Học Wisconsin-Madison, với luận án về văn chương và sự hòa giải sau Chiến Tranh Việt Nam. Thơ của anh đã được đăng trên nhiều tạp chí như The New Yorker, New England Review, và Poetry. Reenactments (Những Tái Hiện, Sarabande xuất bản năm 2019) là tập thơ đầu của anh, gồm các bài do chính anh viết và một số bản dịch từ tiếng Việt của các tác giả Chế Lan Viên, Trụ Vũ, Nguyễn Quốc Chánh, và Phan Nhiên Hạo. Hai-Dang Phan hiện là phó giáo sư tại Grinnell College. Anh cũng là dịch giả cho tập thơ gần đây nhất của Phan Nhiên Hạo, Paper Bells (The Song Cave, 2020). Bảy bài thơ sau đây được dịch từ nguyên bản tiếng Anh trong Reenactments. Tiếp tục đọc

Nguyễn Hương | Nghe nhạc Trịnh Công Sơn, suy nghĩ về bạo lực và chủ nghĩa dân tộc nam tính

Nhân dịp ông Nguyễn Quốc Chánh mở câu chuyện về Trịnh Công Sơn và mâu thuẫn trong những chỗ đứng chính trị thời chiến, tôi thử đọc vài đoạn lời nhạc Trịnh Công Sơn để suy nghĩ thêm một chút về bối cảnh chủ nghĩa dân tộc hậu thực dân kẹt trong bàn cờ Chiến Tranh Lạnh của đế quốc mới. Trong ngôn ngữ, mâu thuẫn thường để lại những dấu vết dù mờ. Đọc kỹ lời nhạc (trong điệu nhạc) là một cách rà theo những dấu vết này để hiểu rõ hơn mâu thuẫn nội tại của một văn bản. Muốn gọi phương pháp này là vạch lá tìm sâu, vạch lông tìm vết cũng được thôi, nếu sâu và vết cho phép ta suy nghĩ về cấu trúc một chỗ đứng, một nghị luận, một tình cảm, trong tương quan với người nghe, người đọc. Mục đích tôi không phải để tố cáo thêm Trịnh Công Sơn thân miền Bắc để rồi giảm giá trị nghệ thuật của ông trên lập trường chống cộng. Tôi chỉ muốn nhìn kỹ nội dung phản chiến trong nhạc ông để suy nghĩ về quan hệ giữa thái độ phản chiến của Trịnh Công Sơn và mặt bạo lực của chủ nghĩa dân tộc chống thực dân mà ông cổ vỏ. Tôi vẫn thích nhạc Trịnh Công Sơn và nhất là với giọng hát Khánh Ly như tiếng kêu thống của một thế hệ trước tôi trong chiến tranh. Tiếp tục đọc

Phan Nhiên Hạo | Năm tháng qua đi

Khi cha tôi chết
ngọn đèn cầy không kịp đến khóc thương,
những giọt nước mắt nóng bỏng.

Trong giấc ngủ tuổi thơ
tôi thấy bóng tối di chuyển
vào máu một người đang thở hơi cuối cùng,
những ý nghĩ bị viên đạn gạt ngã
như xóa một bàn cờ mệt mỏi của chiến tranh. Tiếp tục đọc

Lê Vĩnh Tài | Bài trường ca của một người đã chết, nhưng vẫn còn sống trong sự thật

Nguyễn Thị Phương Trâm dịch sang tiếng Anh

1.
khi các ông vua ra đi
để lại cho mọi người
những di tích nhiều khi đáng quên

bạn không để lại vương miện
chỉ những mảnh xương
tan thành bụi…

và bạn phát sáng không cần ngai vàng
máu không thể chảy
khi người ta đã chết
sự thật muôn đời không thể quên Tiếp tục đọc

Nguyễn Quốc Chánh | Những loại bẫy tình yêu (2)

7.

Trở lại với Trịnh Công Sơn. Có người lúng túng, có người thán phục không biết tại sao Trịnh Công Sơn lại hát, “Hai mươi năm nội chiến từng ngày” trong lúc Hà Nội đang hô hào chống Mỹ cứu nước.

Có phải trống đánh xuôi kèn thổi ngược giữa lời nhạc và khẩu hiệu? Không. Vì chống Mỹ cứu nước là khẩu hiệu tuyên truyền từ chỗ đứng của kẻ phát động chiến tranh, dồn xương máu ra chiến trường, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ chùa của đám yêu hòa bình miễn phí trên thế giới, xuống đường chống Mỹ. Tiếp tục đọc

ICiệt | Lời giới thiệu tập thơ Của Căn Cước Ẩn Dụ | Nguyễn Quốc Chánh | Những mối quan hệ

Tập thơ Của Căn Cước Ẩn Dụ của nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh vừa được nhà xuất bản Vô Danh in tại Sài Gòn, tháng 4, 2020. Tập thơ này được in lần đầu bởi tác giả năm 2001, với chỉ vài chục bản photocopy. Vô Danh là một cơ sở xuất bản cá nhân, hoàn toàn độc lập, không thông qua kiểm duyệt. Dưới đây là bài giới thiệu tập thơ của ICiệt, và bài thơ “Những Mối Quan Hệ” của Nguyễn Quốc Chánh, trích từ Của Căn Cước Ẩn Dụ.  

ICiệt| Lời giới thiệu tập thơ Của Căn Cước Ẩn Dụ của Nguyễn Quốc Chánh Tiếp tục đọc

Sarah Timmer Harvey | Những bí mật công khai: phỏng vấn Phan Nhiên Hạo

Trong bài thơ tựa đề “Hãy Rửa Tay,” Phan Nhiên Hạo viết “Thưa các ngài đây không phải chuyện lắt nhắt/ không phải chuyện vị nghệ thuật, nhân sinh/ đây là chuyện vết cắt mấy mươi năm.” Bài thơ, viết năm 2009, qua thời gian, vẫn có nhiều ý nghĩa đối với cái hiện tại khủng hoảng của chúng ta, cũng như đối với cái quá khứ phức tạp của Phan Nhiên Hạo. Phần lớn cuốn sách mới nhất của Phan Nhiên Hạo, Paper Bells, khẳng định ý kiến của Diana Khoi Nguyen rằng anh là nhà thơ “có khả năng hiện diện trong những bề mặt đa chiều của cuộc tồn tại.” Tiếp tục đọc

Nguyễn Quốc Chánh | Những loại bẫy tình yêu (1)

1.

Những điều tôi sắp viết, những ai yêu Trịnh Công Sơn, có thể sẽ khó chịu, vì tình yêu không có thương lượng, nó đòi vẹn toàn, hoặc có hoặc không. Vì vậy, tình yêu luôn là cái bẫy. Bất cứ đối tượng của nó là gì, khi yêu, ai cũng đều ở trong tình trạng sẵn sàng sa bẫy. Tôi thán phục tài nghệ âm nhạc mê hoặc của ông, chứ không là người sính Trịnh Công Sơn, có chăng, chỉ yêu cái hoạ hoằn “ta đã thấy gì trong đêm” của Trịnh Công Sơn. Tiếp tục đọc

T. S. Eliot | Đất hoang

Nguyễn Huy Hoàng dịch từ nguyên bản tiếng Anh, The Waste Land, by T.S. Eliot

T. S. Eliot sinh năm 1888 ở St. Louis, Missouri và nhập tịch Anh năm 1927. Là một nhà thơ, nhà soạn kịch, và nhà phê bình văn học, ông được trao giải Nobel văn chương năm 1948 “cho những đóng góp nổi bật, tiên phong của ông cho thơ ngày nay.” Ông qua đời ở London năm 1965.

Với “Đất Hoang,” Eliot đã đóng đinh mình vào vị trí trung tâm của chủ nghĩa Hiện Đại. Khởi thảo từ nhiều năm trước, khi đến với một hình thức gần như hoàn chỉnh và qua những góp ý chắc tay của Ezra Pound, người mà bài thơ này đề tặng. Tiếp tục đọc

Nguyễn Văn Thiện | Bướm trên núi cao

Nguyễn Thị Phương Trâm dịch sang tiếng Anh

Tây nguyên chớm vào mùa mưa, chớm mùa mưa cũng là bắt đầu mùa bướm. Bướm nhiều vô kể, mà tôi thì rảnh vô cùng. Buổi sáng, không biết làm gì, tôi đi xem bướm, buổi chiều, không biết làm gì, tôi đuổi theo bướm, buổi tối cũng không biết làm gì… Đời chỉ là một cuộc rong chơi. Nhưng tôi vốn nhát, khi lên núi không dám đi một mình, tôi rủ cả tuổi thơ và tuổi già của tôi cùng đi luôn thể. Tiếp tục đọc

Trần Băng Khuê | Gloria J

1.

Nàng bứt rứt ngồi xuống chiếc ghế gần giá sách nhỏ của Gloria J. Chỉ có lèo tèo một vài quyển, còn lại là các tờ bướm quảng cáo du lịch, hay offer café, nhà hàng nào đó đang giảm giá vài chục phần trăm rải rác trên thành cửa sổ. Thế giới ở đây thật nhỏ bé. Hệt như, nàng chỉ cần mở bàn tay ra, là có thể nắm trọn toàn bộ hơi thở của thế giới này lại và chơi đùa với nó vậy. Tiếp tục đọc