Month: Tháng Bảy 2020
Phan Nhiên Hạo | Đêm
Quán rượu gần sáng ngọn đèn màu đỏ,
những ly thủy tinh đầy máu.
Chủ quán thì thầm với người bồi rượu
âm mưu giết chuột trong khi con chuột chạy quanh chân ghế
như xe đồ chơi điều khiển từ xa bởi một đứa trẻ lên ba. Tiếp tục đọc
Cao Huy | Bà lão
Trên tạp chí Văn Học số 41 phát hành tháng 6-1989, Nguyễn Mộng Giác giới thiệu 6 người viết trẻ tại Úc châu: Cheo Reo, Cao Huy, Uyên Nguyên, Hoàng Ngọc-Tuấn, Thường Quán, Hoàng Từ Dương. Ba thập niên sau tôi vẫn còn nhớ truyện ngắn phóng tác “Bà Lão” của Cao Huy. Vì không khí truyện lạ lùng mà cũng vì “Bà Lão” được viết theo thể Phi Lý (L’Absurde) rất hiếm trong tiếng Việt, nhất là vào thập niên 80. Tiếp tục đọc
Ngu Yên | Tôi đó
Chúng ta không còn khả năng giải thích,
một cách trung thực,
tại sao lại thù ghét lẫn nhau,
chỉ vì khác ý nghĩ chính trị? Tiếp tục đọc
Nguyễn Thái Bình | Bài thơ mùa dịch
Nhà thơ ho và sốt
bị nghi ngờ mắc dịch
nên đưa vào viện để xét nghiệm và cách ly.
Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm
thừa cơ các y bác sỹ đang bận live stream
ca hát và cắt tóc ăn thề Tiếp tục đọc
Quảng Tánh Trần Cầm | Khúc ngắn đêm dài. Hiểm nghèo
1.
mẹ dạy làm người
( ̶ ̶ giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha)
con vẫn chưa thông
( ̶ ̶ giữa đường thấy chuyện bất bình
cúi đầu ngoảnh mặt đi qua.) Tiếp tục đọc
Cao Hùng Lynh | Photography
Nguyễn Quốc Chánh | Mùi & không
1
Mùi em phấn hoa rừng
Con ong già bỗng dưng
Mùi em gò má trẻ
Thoảng vị nồng sữa mẹ
Huyên náo cả mùa hè Tiếp tục đọc
Trần Băng Khuê | Về một tuổi trẻ màu xanh
1.
Bắt đầu là một chiếc áo. Phải rồi, tuổi trẻ của tôi là một tình yêu mơ mộng ư? Không, chúng là chiếc áo có màu xanh mà tôi chỉ kịp nhìn thấy sau lưng chuyến tàu rời ga trong cơn mưa phùn lất phất ở ga Sài Gòn năm nào đó. Tiếp tục đọc
Ngô Nguyên Dũng | Mưa trên thành phố vàng mã
mưa đêm tháng mười che phủ mặt
thành phố tôi trở lại.
ngõ hẹp co ro
đèn vàng. phòng trọ một giường
tôi ôm ghì bóng tối cuồn cuộn thốc lên Tiếp tục đọc
Paul Celan | Bảy bài thơ
Nguyễn Huy Hoàng dịch
Paul Celan sinh năm 1920 trong một gia đình Do Thái ở Czernowitz, khi đó thuộc Rumani. Năm 1942 quê hương ông bị Đức chiếm đóng và bố mẹ ông bị đưa đến trại tập trung, nơi họ qua đời sau đó. Thoát khỏi trại lao động, Celan đến Bucharest năm 1945 và sau một thời gian ngắn ở Vienna, ông đến Paris năm 1948, nơi ông ở lại, kiếm sống bằng nghề dịch và giảng dạy tại L’École Normal Superieure, cho đến khi tự sát năm 1970.
Tiếp tục đọc
Trần Nghi Hoàng | Chỗ Hội An
Cơn mưa dầm đã bỏ đi từ lúc nào chẳng biết
Hội An chiều trở mình đêm An Hội
Con trăng cô lâu chết dật dờ trên sông Hoài
Xác trôi trôi giữa những chiếc thuyền giấy và những đốm lửa phập phồng
Tiếp tục đọc
Phan Nhiên Hạo | Không kính
Buổi sáng sau khi xếp xong vali chuẩn bị rời nhà người chú họ ở Toronto, Nhân mới nhận ra kính của Nhân đã bị gãy từ lúc nào. Nhân cố gắng nhưng không thể nhớ ra vì sao kính lại bị bẹp dí trên giường như vậy, một gọng gãy rời ra trong khi gọng bên kia gập xuống song song với mặt kính. Có thể Nhân đã ngồi lên kính mà không biết, hay Nhân đã vô ý ném ba lô nặng đè lên kính lúc xếp đồ? Tiếp tục đọc
Mat Gleason | Tác động lâu dài của nghệ thuật Ann Phong
Ann Phong là một họa sĩ với nét cọ thi vị, thời điểm gần đây trong cuộc hành trình hội họa chung, chị sử dụng chất liệu phế thải để thể hiện những ý tưởng mà chị mong được chia sẻ với chúng ta trong cuộc sống. Tiếp tục đọc
Tru Sa | Phấn di
Quán không lúc nào đóng cửa và chỉ mở cửa một ngày trong năm, đấy là điều tôi thuộc lòng, luôn nhớ và tuân thủ như lễ nguyện mỗi Chúa Nhật. Hôm nay cũng như mọi năm vào đúng ngày này, quán mở cửa đón khách, mùng 6 tháng 3. Không biển hiệu, không quảng cáo, không mời gọi cũng chẳng có thay đổi nào ở khẩu vị nhưng chúng tôi vẫn luôn tới đây làm khách, chúng tôi gọi quán café này là Trạm Tiếp tục đọc