Ryszard Kapuściński | Quan cảnh từ tháp thánh đường

Ryszard Kapuscinski

Phan Nhiên Hạo dịch

Ryszard Kapuscinski, (1932 – 2007) là nhà báo, nhà thơ, tác giả nổi tiếng người Ba Lan, sinh thời được xem là một ứng cử viên sáng giá của giải Nobel văn chương. Ông là một trong những tác giả Ba La được dịch nhiều nhất. Từ năm 1958 đến 1981, Kapuscinski là thông tín viên quốc tế của Thông Tấn Xã Ba Lan, cho đến khi bị đuổi việc vì ủng hộ phong trào dân chủ của Công Đoàn Đoàn Kết. Tiếp tục đọc

Phan Thị Lan Phương – Đà Lạt, xổ là rẻ!

Tôi đến Đà Lạt được một số lần. Lần đầu tiên là du khách, những lần sau đó là “chu du-khách”. Lần đầu vào dinh Bảo Đại, đi Viện Sinh Học, Thung Lũng Tình Yêu… và tất tần tật những chốn mà ai cũng đến để chụp hình. Chỉ thiếu điều là tôi không mó tay lên phím dương cầm của Bảo Đại hay cỡi ngựa trên đồi Mộng Mơ để “lên ảnh” như chị gái tôi từng làm cách đó vài năm. >>>

Nguyễn Hồng Nhung – Tiếng nguồn

     ghi chép

Tôi cho sinh viên tự chọn: hoặc đọc, hiểu, học từ theo bài tôi đưa, hoặc tự chọn một bài mình thích, sau đó sẽ trình bày trong giờ thi nói.

Tất nhiên đứa nào cũng tự chọn bài chúng thích.

Thi đầu tiên là Zita, một con bé có đôi mắt to, xanh (thế mới hay!) chỉ nước da không trắng lắm và đôi môi mọng kiểu châu Á hé lộ xuất xứ pha Á của nó. >>>

Khương Hà – Ba láp 1: Quán gái đẹp

Hẻm ở Bàn Cờ, Sài Gòn. Ảnh: Trần Việt Đức

Những chuyện vớ vẩn này vốn chẳng có chút thông tin hay sự kiện gì hấp dẫn, chỉ là rảnh rảnh kể chuyện ba láp chơi vậy thôi.

Quán café vỉa hè ở đầu đường nhìn thẳng ra chợ Tân Định, chỉ mở từ khoảng 9 giờ tối khi tiệm vàng đóng cửa nhường khoảng sân đậu xe cho chủ quán bày bàn ghế và bán >>>

Khương Hà – Mùi mùa xuân

Ảnh: Khương Hà

Với tôi, mùa xuân bắt đầu từ hương hoa điều tràn ngập trên những nẻo đường đất đỏ miền Đông. Mỗi khi đi xa về, lúc bắt đầu nghe mùi vỏ cây cao su trộn lẫn mùi đất ẩm, mùi lá khô, củi mục… là tôi biết mình đã về gần tới nhà. >>>

Đỗ Hữu Chí – Không Gì Cả ở New York City

Ký họa trên tàu điện New York #1. 2011. Đỗ Hữu Chí

Bạn đừng kể cho ai nghe gì cả. Nếu bạn kể, bạn sẽ khởi sự nhớ tất cả mọi người (Holden Caulfield)
 
 
Trên đường

 
Lên xe đi New York với ba nàng con gái. Ối giời, các nàng nói như máy khâu, dadadadada suốt cả chặng đường trường. Mỗi lần gặp xe tải các nàng lại “hế lô xe tải”, mỗi lần qua cầu các nàng gào “wohooooo cầu cầu cầu”. Lúc xe chạy êm thì các nàng hăng hái liên thanh từ chuyện biểu tình, chính trị, tài chính cho đến chuyện bố mẹ con cái, chuyện nhà thờ, chuyện tâm sinh lý. >>>

Phan Nhiên Hạo – Thư Âu Châu

Các bạn thân

Tôi đang ở Âu Châu. Trong tâm trí nhiều người Việt, Âu Châu là mảnh đất quen thuộc. Cũng như các bạn, lúc còn ở Việt Nam tôi thường mơ mộng về Paris chứ không phải New York, và tuyệt đối không bao giờ mơ sang Campuchia, xuống Indonesia, hay lên Miến Điện. >>>

Phan Nhiên Hạo – Anh ma-cô dịu dàng. Bài văn… Một ý nghĩ…

Anh ma-cô dịu dàng

Tên anh không phải Mai-Cồ, tên anh tiếng Indonesia là gì anh nói tôi không nhớ. Anh khoảng bốn mươi mấy, mặc áo sơ mi dài tay bỏ trong quần, mang giày da cũ, cố gắng tỏ ra tươm tất. Anh có vợ con và người cha già đau gan >>>

Phan Thị Lan Phương – Sài Gòn giờ xạc pin

 “Phạm Ngũ Lão như một vùng không biên giới giữa Sài Gòn,
nhảm nhảm, điên điên, hợp với tôi”

Buổi chiều chập choạng ngồi ở ngã tư Đỗ Quang Đẩu – Bùi Viện cũng là một thú vui không tệ. Trước mặt là chùm dây điện dù được bó lại vẫn giữ được vẻ lộn xộn bừa bộn không bao giờ xóa nổi. Cũng từ đó, tôi nhìn được tòa nhà “Le zizi de ville” sáng rực ánh đèn, khoe mẽ cái vẻ lộng lẫy của nó trước những nhớp nháp luộm thuộm của khu phố Tây. >>>

Phan Nhiên Hạo – Đi trong bồn cá cảnh

Mùa xuân miền Trung Tây cuối cùng rồi cũng đến, dù muộn. Giữa tháng Năm, nơi khác đã hè, đây chỉ mới ấm vài hôm. Những câu hát kiểu “xuân xuân xuân, xuân đến rồi” nghe giả tạo ở một nơi quanh năm nắng rát như Sài Gòn, ở xứ này hoàn toàn hợp cảnh. Chỉ vài tuần trước nhiều cây còn trơ cành đen đủi sau mùa đông băng tuyết, >>>

Trần Thiện-Đạo – René Char, tưởng niệm một trăm năm ngày chào đời

Ngoài ông ra, chắc trên thi đàn Pháp và ngoại quốc chẳng hề có một Toàn tập của nhà thơ nào mới vừa phát hành mà bán hết 62.000 ấn bản, mà 200.000 cuốn thi phẩm in trong loại bỏ túi sạch trơn mau lẹ, mà nhiều thi phẩm khác của mình được thường xuyên tái bản; nhứt là vào thời buổi mà các loại hình thính thị như âm nhạc (thính) và phim ảnh (thị) lần hồi lấn chiếm gần trọn hết thị trường văn hóa như hiện nay. >>>

Nguyễn Hồng Nhung – Hạnh phúc kiếm tìm

(Gửi Phan Nhiên Hạo sau khi đọc tùy bút Ba Bức Thư…)

Đọc xong những dòng chữ êm đềm của một người viết chưa tìm thấy sự êm đềm cho mình, tôi khóa cửa, đi ra bến xe điện.

Chỉ cần sau ba chặng đỗ, chiếc tàu điện vàng leng keng này sẽ đưa tôi đến một khoảng đất rộng mênh mông, được quây lại bởi những conteno đen đủi xấu xí, tạo thành một mảng đời thường, mang tên: chợ giời quốc tế. >>>

Trần Thiện-Đạo – Chuyện… tình của nhà thơ Victor Hugo

Tác giả truớc nhà lưu niệm Victor Hugo

Như mọi người đều biết, Victor Hugo (1802-1885) vừa là nhà thơ trữ tình và châm biếm vừa là kịch tác gia cách tân vừa là nhà văn xã hội Pháp thế kỉ XIX rất ư năng động và sung sức, có nhiều tác phẩm đủ ba thể loại đó để đời. Chẳng hạn, chỉ cần nhắc tới cuốn truyện đầm đìa nước mắt Les Misérables (Những Kẻ Khốn Nạn – 1862) (1) là ít ai quên, đặc biệt ở Việt nam, các nhơn vật như anh tù khổ sai Jean Valjean và cô bé Cosette bị cặp vợ chồng nhà chủ tửu quán tên là Thénardier đày đọa khôn cùng. Nhưng ít người biết >>>

Nguyễn Hồng Nhung – Ghi chép về chợ

Chợ Bốn Con Hổ, Budapest, Hungary
Chợ Bốn Con Hổ, Budapest, Hungary

Cách đây năm năm, đúng trong những ngày tháng bảy này, tôi đã viết một bài báo. Lúc đó tôi là một trong những cây bút chính của một tờ báo tiếng Việt tại Hung. Bài báo của tôi, giống như một ánh chớp có kèm theo sấm rền, làm rung chuyển cái không gian của dân xa xứ vẫn được gọi tắt là cộng đồng Việt tại đây.

>>>