Nguyễn Quốc Chánh, Trịnh Cung, Phan Nhiên Hạo, Chân Phương, Nguyễn Viện, Trần Vũ – Văn chương hôm nay nhìn từ ngoài lề (1)

Thảo luận bàn tròn (1, 2)

Phan Nhiên Hạo: Chúng ta vẫn thường bàn luận đủ đề tài liên quan đến văn chương, xã hội, chính trị mỗi khi có dịp ngồi với nhau hoặc qua thư từ, điện thoại. Những cuộc trò chuyện kéo dài hàng giờ, hàng buổi, diễn ra trong nhiều năm. Tôi tự hỏi tại sao chúng ta không viết những trao đổi như vậy xuống, chia xẻ với người đọc và những người viết khác. Mỗi người viết là một cá nhân độc lập, và tôi biết chúng ta không muốn và cũng không thể đại diện cho ai; nhưng mặt >>>

Trần Thiện-Đạo – Mạn đàm văn chương chữ nghĩa

Phải nói ngay rằng ít có ai tối dạ hơn kẻ kí tên dưới bài này. Là bởi từ thuở ráo máu đầu cho tới khi tóc đà bạc trắng, tuy chẳng giây phút nào ngừng ham đọc, hiếu học và ưa suy nghĩ, không ngớt theo đuổi tiêu chí do ban biên tập tạp chí Văn và đặc san Văn – Nghiên cứu và phê bình đề ra gần nửa thế kỉ trước ở miền Nam (1), nay đã già đời rồi mà ngu vẫn hoàn ngu, dốt vẫn hoàn dốt. Chẳng học hỏi được điều gì, >>>

Âu Thị Phục An – Dù chỉ một lần cũng không thể

Tưởng nhớ nhà văn Phạm Quang Phước*
(Giỗ lần thứ hai, 8.09.2007—2009)

Ba mươi cây số là đoạn đường khá mệt cho một kẻ sức khỏe tồi như tôi nếu đi xe ôm. Nhưng tôi phải đi vì không thể không đi. Phược không có điện thoại bàn cũng không có di động. Toàn là mượn là nhờ hàng xóm khi gọi cho tôi, thỉnh thoảng, như một nhắc nhớ sự hiện diện của anh bên tôi, hoặc là gọi những khi say, để nghe tôi cằn nhắn. Phược cứ cười he he, nói rằng rất khoái nghe tôi chửi. Xưa cũng vậy, giờ cũng vậy. >>>

Nguyễn Hồng Nhung – Những áng mây trôi đi

– Vào đây em, anh chị đợi em mãi!

Chị Mai vồn vã dắt chiếc xe đạp của tôi vào sân, chồng chị thập thò bên cửa, tay cầm chai rượu, nhoẻn miệng cười, khi tôi hướng về phía anh, chào.

Trên chiếc chiếu trải giữa nhà, mâm cơm đã được dọn ra, mùi gạo mới, mùi thức ăn thơm ngon bay ngào ngạt. Một vài người lạ đứng, ngồi xung quanh, cười lạ lẫm, gật đầu khi tôi bước vào. >>>

Nguyễn Lãm Thắng – chạy ngược về ngã ba Ái Nghĩa. tiếng ho rừng. câu thơ bung gai giữa ngày không nắng

chạy ngược về ngã ba Ái Nghĩa

nghe nhói đau phía trời chiều Thượng Đức
nghe bủn rủn phù sa ngày bão lũ ùa về
cơn mưa cắn nát trái lòn bon non tháng
mùa tuổi tôi trôi dạt Ba Khe >>>

Viên Linh – Làm báo văn nghệ ở miền Nam trước tháng Tư 1975

 Phan Nhiên Hạo phỏng vấn

Khởi Hành số 1, 5.1961
Khởi Hành số 1, 5.1969

Viên Linh là một tên tuổi lớn của văn chương miền Nam trước 1975. Ông đã in cả chục tác phẩm truyện, thơ. Nhưng Viên Linh cũng là một người làm báo kỳ cựu, có lẽ kỳ cựu nhất trong giới nhà văn từ trước đến nay. Ông theo đuổi nghề báo đã hơn năm mươi năm, từ trong nước ra đến hải ngoại, làm chủ bút nhiều tờ báo văn chương quan trọng, có được sự cộng tác của hầu hết các cây bút nổi tiếng trong văn giới miền Nam.

Trong bài phỏng vấn dưới đây, nhà thơ Viên Linh hồi tưởng lại công việc với một số tờ báo ông đã làm qua, giúp người đọc hôm nay có một ý niệm về sinh hoạt báo chí và văn chương Sài Gòn trước 1975. Tiếp tục đọc

Hoài Khanh – thơ

Nhà thơ Hoài Khanh (Ảnh chụp bởi Chu Ngạn Thư, 8.2009)
Nhà thơ Hoài Khanh (Ảnh chụp bởi Chu Ngạn Thư, 8.2009)

Hoài Khanh tên thật Võ Văn Quế . Sinh năm1934 tại phường Đức Nghĩa, Phan Thiết, Bình Thuận. Hiện trú tại phường Thống Nhất, thành phố Biên Hoà, Đồng Nai. Trước 1975 làm báo, có thời gian phụ trách tòa soạn tạp chí Giữ Thơm Quê Mẹ và trông coi nhà xuất bản Ca Dao tại Sài Gòn .
Sau 1975 lui về cuốc đất trồng khoai ở Biên Hòa cho tới nay.

Đã in :
– Dâng Rừng (thơ, 1957) 
– Thân Phận (thơ, 1962)
– Lục Bát (thơ, 1968)
– Gió Bấc, Trẻ Nhỏ Đoá Hồng và Dế (thơ, 1970) >>>

Phạm Công Thiện – Nỗi cô đơn của Hoài Khanh

Thôi nước mắt đã ghi đời lên đá
Và cô đơn đã ghi dấu trên tay

Chiều ba mươi Tết, sương mù xuống nhiều , hai người lang thang trên mấy nẻo đường của Đà Lạt… Hoài Khanh bỏ Biên Hòa và lên Đà Lạt ăn Tết với tôi. Bạn bè dăm đứa hắt hiu cuối trời… Hôm đó, tôi đi vắng. Hoài Khanh bơ phờ đứng chờ tôi. Vừa bước về nhà, chợt thấy Khanh, tôi rưng rưng ôm anh mà hôn… Xa nhau bao ngày, bây giờ lại trùng phùng nơi cảnh trời thơ mộng vào ngày cuối năm. Ngày trước >>>

Chu Ngạn Thư – Dấu ba chấm, bây giờ mới kể

HoaiKhanh-chuthich

Có lẽ nhan đề tập thơ Thân Phận và tựa đề bài giới thiệu do Phạm Công Thiện viết năm 1962, “Nỗi cô đơn của Hoài Khanh”, đã vận vào số phận cô đơn của nhà thơ Hoài Khanh suốt mấy chục năm nay? >>>

Cung Tích Biền – Kẻ ngoại lai

 I.                                                                               Để nhớ Iris, cơn bão Giáp Thìn

Mãi đến buổi sáng hôm đó, nhiều tháng ngày sau Iris, trong đầu óc chú Tư khi đi ngang qua chợ Phú Nhuận, chợt thấy mụ hàng thịt ngồi với mấy cân thịt tim tím, bầy ruồi xanh bay vo ve, mùi súc vật chết dậy lên ngai ngái, mùi thích hợp nhất cho một cơn buồn nôn – một quá khứ kinh hoàng chợt thức giấc, thịt bò thức giấc. Quá khứ: người ta đã ăn toàn thịt súc vật chết từ miền núi nguồn trôi về, suốt những ngày Iris gieo thảm họa. >>>

Catherine Cusset – Robbe-Grillet hay sự khủng bố văn chương

Trần Vũ dịch

Catherine Cusset, tác giả của tiểu thuyết Tương Lai Sáng Lạn thanh toán giáo hoàng của Tân Tiểu Thuyết mà bút pháp ru ngủ chỉ nhằm ca ngợi chính giáo hoàng. (Tuần san Marianne)

Khi tòa báo đề nghị tôi tham gia viết về các nhà văn mà giá trị được cường điệu cao hơn giá trị thật của chính họ, tôi đã nghĩ sẽ từ chối. Tại sao phải tự mình tạo thêm kẻ thù một cách miễn phí? Rồi Robbe-Grillet xuất hiện trong đầu. Trước tiên, ông đã chết, như thế tôi không thể gây tổn thương cho ông. Sau nữa, tôi cần thanh toán mối hận với ông từ thuở học dự bị Văn khoa. Tôi đã đọc tất cả những tác phẩm của Robbe-Grillet. Tôi từng viết một truyện ngắn lấy cảm hứng từ lối viết của ông và đã đưa truyện này cho một người bạn đọc. >>>