Viên Linh – Hoài Điệp Tử (1942 – 1987), nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa

9 tháng 8, 1987

Ngay buổi sáng tôi đã có mặt trước dãy nhà trên thông lộ Westminster thuộc thành phố Garden Grove, trong đó có một căn là tòa soạn báo Mai của Hoài Điệp Tử, bị đốt cháy trong đêm. Anh tên thật Phạm Văn Tập, sinh 1942 ở Bạc Liêu. Bên phải căn phố là tiệm bán sách cũ của một phụ nữ Mỹ. Không khí còn đượm mùi khói. Khung cửa sắt và tấm biển Tuần Báo Mai nám đen. Giải băng màu vàng của cảnh sát không cho chúng tôi tới gần, nhìn quanh thấy bạn hữu trong làng báo, có Nguyễn Tú A từ thuở ở Sài gòn. Ngọn lửa bắt xăng được cho biết là cháy bùng vào sau nửa đêm; xác Hoài Điệp Tử đã được mang đi. Mấy ngày trước, Hoài còn ngồi với chúng tôi trong quán Thiên Thanh bên cạnh, còn nhớ là có khá đông bạn hữu trong làng báo gốc người miền Nam như Trọng Viễn, Trần Xuân Thành, Lâm Tường Dũ… Không khí vẫn vậy: nói đủ thứ chuyện, tiếng chai cốc va chạm lanh canh, mùi khói thuốc lá, tiếng cười đùa, giọng phóng sự tâm tình và cả triết lý.

>>>

Viên Linh – Nguyễn Xuân Hoàng, từ thơ đến văn

1. Trong cuộc sống, đọc thơ văn sách báo của cổ nhân là điều tất phải có đối với kẻ từng ngồi trên ghế nhà trường; và chiêm nghiệm thanh sắc đương thời cũng là điều hẳn sẽ tới với kẻ biết nghe biết nhìn giữa cuộc hành trình. Chưa kể có kẻ đã kín đáo thổ lộ >>>

Viên Linh – Nhà văn Duyên Anh, chọc trời khuấy nước

Duyên Anh (1935 – 1997)
Nhà văn nhà báo Duyên Anh (1935-1997) là khuôn mặt khó vẽ nhất trong những chân dung văn nghệ sĩ nổi tiếng sau 1954 tại miền Nam. Cuộc sống và cái chết của cây bút nòng cốt của tuần báo Con Ong gây nhiều xung đột, hành trình văn chương của tác giả Hoa Thiên Lý (tác phẩm đầu tay, Sài Gòn) tạo nhiều mâu thuẫn, trong khi ấy, ông là nhà văn có nhiều tác phẩm xuất bản nhất (trên 50 nhan đề sách trước 75), là người có nhiều độc giả >>>

Viên Linh – Làm báo văn nghệ ở miền Nam trước tháng Tư 1975

 Phan Nhiên Hạo phỏng vấn

Khởi Hành số 1, 5.1961
Khởi Hành số 1, 5.1969

Viên Linh là một tên tuổi lớn của văn chương miền Nam trước 1975. Ông đã in cả chục tác phẩm truyện, thơ. Nhưng Viên Linh cũng là một người làm báo kỳ cựu, có lẽ kỳ cựu nhất trong giới nhà văn từ trước đến nay. Ông theo đuổi nghề báo đã hơn năm mươi năm, từ trong nước ra đến hải ngoại, làm chủ bút nhiều tờ báo văn chương quan trọng, có được sự cộng tác của hầu hết các cây bút nổi tiếng trong văn giới miền Nam.

Trong bài phỏng vấn dưới đây, nhà thơ Viên Linh hồi tưởng lại công việc với một số tờ báo ông đã làm qua, giúp người đọc hôm nay có một ý niệm về sinh hoạt báo chí và văn chương Sài Gòn trước 1975. Tiếp tục đọc

Viên Linh – Thơ lục bát

nhà thơ Viên Linh
nhà thơ Viên Linh

Thơ Viên Linh như chúng ta đã khảo sát ở bên trên, từ thời tuổi trẻ với những bước chân hăng hái tiến vào cõi văn chương, nồng nhiệt, hăm hở, muốn đi tìm một cái gì thực mới, thực khác, đập phá càng tốt, cần phải chống lại những giá trị cũ, chống lại truyền thống, nghĩa là phải hiện ra trong một cung cách nổi loạn, chống đối, khác người. Nhưng Viên Linh đã rất mau chóng tìm lại được con đường của mình, tìm được sự ổn định trong tư tưởng. Anh vượt qua nhanh chóng những cơn sóng gió, bão táp phù phiếm của chữ nghĩa, để dựng nên thi giới của mình.

  >>>