Trịnh Cung – Sau Bàn Tròn Mỹ Thuật, một số điểm cần nói lại với Nguyễn Quỳnh

Sau Bàn Tròn Mỹ Thuật (litviet đã đăng làm hai kỳ, 1118 tháng Hai, 2012), tôi thấy cần trao đổi thêm với họa sĩ Nguyễn Quỳnh một số điểm nhằm tránh ngộ nhận từ phía đọc giả. Những ý kiến sau đây của tôi cũng có thể được nói ngay trong bàn tròn, nhưng vì không muốn một cuộc thảo luận gồm nhiều người lúc đó trở thành một đối thoại tay đôi về những chi tiết rất cụ thể, trong đó gồm nhiều chi tiết liên quan đến lịch sử hội họa miền Nam trước 1975, >>>

Phan Thị Lan Phương – Bộ sưu tập của cô điếm quận 2

Gia đình cô gái điếm vốn sống ở quận 1. Khi quận 1 quy hoạch, gia đình cô chuyển sang quận 2, ở cuối con hẻm nhỏ. Gia đình quá nghèo, cha đi làm mướn + uống rượu, anh trai chạy xe ba gác + uống rượu, “cô gái” đổi tên thành “cô gái điếm” từ năm cô mười tám tuổi. Hai năm trước, khi quận 2 bắt đầu yêu cầu mọi người di dời để giải tỏa, cha và anh trai >>>

Đỗ Hữu Chí – Một sợi nước. Một ngày nắng… Một chút nữa về sự thật

Một sợi nước
 
Bên trong rất thường dấy lên ý muốn xóa bỏ những gì đã làm, những điều đã viết, những tranh đã vẽ. Chỉ dấy lên thôi chứ không hành động theo, vả chăng, có xóa cũng chẳng được. Mà xóa để làm gì? Những gì đã thành hình chính là ký ức, đã đi hết một đời sống. Cả những dòng này. >>>

Khương Hà – Chúng ta là giấc mơ của ai đó

Ảnh: Khương Hà

Ra đảo chơi, đang ngồi café ngắm hoàng hôn thì gặp một cậu bé chừng bốn tuổi. Cậu bắt con mèo mun đang quanh quẩn gần đó rồi hỏi “Cô ơi, mèo của cô hả?” làm mình hơi bất ngờ vì trong đám người ít ỏi trên cái đảo khỉ ho cò gáy này không ngờ cũng có người Việt. >>>

Nguyễn Đăng Thường – Thơ thẩn 2012

Nhai nuốt sáu cục cứt chuột* uống ba ngụm nước suối tiên bồng lai kiên nhẫn đợi một thời gian dài hơn chờ gô đô đái trong quan tài mà vẫn chưa hóa gián.

Thế nên, chiều xuống, áo lính buồn ngẩn ngơ bước trên đường thắm hoa ngắm chưn dài lướt xa tới cuối xa lộ thống nhứt nhà thương điên Biên Hòa-bệnh viện tâm thần Chợ Quán thấy Thanh Tâm Tuyền >>>

Nguyễn Hồng Nhung – Làm gì với mùa đông

Người ta bảo nhau: chỉ còn một tháng nữa thôi, mùa Xuân sẽ đến. Ngày 21 tháng Ba sẽ Lập Xuân. Như thể truyền cho nhau một hy vọng. Như thể an ủi những ngày ngơ ngác này của tôi?

Bạn sẽ nghĩ gì, khi sững sờ đứng trước một người quen đang hấp hối, đang vật lộn chống lại những cơn đau thể xác, >>>

Robert Bly – Thơ

Chân Phương dịch và giới thiệu

Khi Tomas Transtromer lấy giải Nobel Văn Chương 2011, dư luận trong giới văn nghệ Âu-Mỹ đã nhắc nhiều đến Robert Bly, dịch giả đầu tiên giới thiệu nhà thơ Thụy Điển này với độc giả Anh- Mỹ, và có thể nói rộng ra, cho cả thế giới. Bản thân Robert Bly (sinh năm 1926) là một tên tuổi lớn của thơ ca Hoa Kỳ. >>>

Trịnh Cung, Ann Phong, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Minh Thành, Đỗ Hoàng Tường – Bàn tròn mỹ thuật (phần 2)

Phần 2: (tiếp theo phần 1)

Trịnh Cung: Với ý kiến trên của anh Nguyễn Quỳnh, tôi nghĩ chúng ta có thể dừng lại ở đây việc luận bàn về vai trò lý thuyết cho sáng tạo nghệ thuật và thực trạng của nó ở Việt Nam, vì với phạm vi của một bàn tròn, chúng ta coi như đã đạt đến những vấn đề cơ bản. Hôm nay, tôi xin các anh chị chuyển sang vấn đề thực hành, một vấn đề thiết thân của người làm thực hành như tất cả chúng ta. Trong vấn đề “nghề” này, các anh chị đã có kinh nghiệm như thế nào? Trường hợp của một người được học ở Mỹ như chị Ann Phong thì việc thực hành một tác phẩm có gì khác hơn những người học trong nước như anh Đỗ Hòang Tường? Tôi cũng muốn hỏi riêng anh Đỗ Hòang Tường rằng:“Sau khi tốt nghiệp Trường Đại Học Mỹ Thuật TP. HCM, anh vẽ tranh sơn dầu cho đến bây giờ được hơn 30 năm, cái vốn hiểu biết về chất liệu này được nhà trường cung cấp bao nhiêu và sau khi thành một tên tuổi trong Nhóm 10 Người vào thập niên 90 vừa qua mà thủ lĩnh là họa sĩ Nguyễn Trung, anh có điều chỉnh hoặc thêm bớt gì không về mặt sử dụng chất liệu? Nếu tự thấy vấn đề này mình được tốt hơn, vậy nhờ vào điều gì?” >>>

Nguyễn Đăng Thường – Mộng du. Hoài cổ. Bói số

Mộng du
 

Tớ mơ thấy mình là thiên tài Thơ Việt bay sang Mỹ dự tiệc cưới đứa cháu ngoại một cựu sinh viên hoa hậu áo dài và cũng được ngài tổng thống Mỹ mời tới nhà cụng ly xơi cơm tay cầm với ngài và bà xã. Mặc bộ quốc phục khăn đóng áo dài trịnh trọng >>>

Trịnh Cung, Ann Phong, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Minh Thành, Đỗ Hoàng Tường – Bàn tròn mỹ thuật (phần 1)

Bàn Tròn Mỹ Thuật sau đây do litviet chủ trương, họa sĩ Trịnh Cung điều hợp thảo luận. Bàn tròn gồm năm họa sĩ: Trịnh Cung, Ann Phong, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Minh Thành, và Đỗ Hoàng Tường. Thuộc những thế hệ khác nhau, căn bản đào tạo khác nhau, môi trường sống và sáng tác hiện nay cũng khác nhau, năm họa sĩ, tuy vậy, có những điểm chung quan trọng: họ đều là những người sáng tác giàu kinh nghiệm, thành danh, và mang nhiều ưu tư về mỹ thuật Việt Nam. Những ý kiến thẳng thắn và chi tiết của năm họa sĩ trong bàn tròn về nhiều vấn đề – từ lý thuyết đến lịch sử mỹ thuật, từ kỹ thuật chuyên môn đến thị trường tranh, từ giáo dục thẩm mỹ đến bối cảnh chính trị đương thời – hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến công chúng mỹ thuật và gợi ý nhiều điều thú vị cho cả giới sáng tác.

Litviet chân thành cảm ơn sự tham dự nhiệt tình, cởi mở, và kiên nhẫn của các anh chị họa sĩ. Cảm ơn họa sĩ Trịnh Cung đã giúp thực hiện bàn tròn. >>>