Phan Nhiên Hạo | Đọc Qua Khỏi Dốc Là Nhà

Qua Khỏi Dốc Là Nhà của Phan Thúy Hà là một tự truyện, kể lại cuộc sống tuổi thơ ở một làng quê Hà Tĩnh, khoảng cuối những năm 80 đến đầu những năm 90. Hà Tĩnh nổi tiếng nghèo. Làng miền núi huyện Hương Khê, nơi tác giả sinh ra và lớn lên, lại càng nghèo. “Thời bao cấp,” ngay cả khoai sắn, nhiều nhà nơi đây cũng không có để ăn. Trẻ con bỏ học đi chăn bò, mót khoai lúa, đêm đêm đốt đuốc dắt díu nhau đi coi nhờ Tivi. Một người trong làng có Tivi, muốn người đến coi phải trả tiền. Họ không có tiền, ông đề nghị mỗi người đóng góp một cục gạch. Tiếp tục đọc

Phan Nhiên Hạo | Về việc Nguyễn Hưng Quốc đăng hai bức thư của Nguyễn Huy Thiệp

Vài ngày trước đây Nguyễn Hưng Quốc có đăng hai bức thư của Nguyễn Huy Thiệp trên facebook. Thư thời điện tử nên gởi qua email, năm 2008. Hai bức thư rất thú vị và có giá trị trong việc tìm hiểu Nguyễn Huy Thiệp như một nhà văn. Tuy vậy, lúc đọc hai bức thư, tôi tự hỏi việc đăng chúng lên như vậy có hợp lý không. Hôm nay thấy Nguyễn Hưng Quốc trả lời những người chỉ trích ông việc đăng hai bức thư của Nguyễn Huy Thiệp, tôi tìm hiểu một chút về vấn đề bản quyền liên quan đến thư tín. Tôi không phải luật sư, nên những ý kiến tôi đưa ra sau đây chỉ để tham khảo. Tiếp tục đọc

Phan Trang Hy | Tản mạn về cái tôi Phạm Thiên Thư trong thi phẩm Trại Hoa Đỉnh Đồi

Phạm Thiên Thư được nhiều người biết đến từ khi những bài thơ của ông được Phạm Duy phổ nhạc. Thơ của ông man mác, bàng bạc từ “Ngày Xưa Hoàng Thị”, “Động Hoa Vàng” đến “Em Lễ Chùa Này”, “Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu”… Nhiều khi nghe và đọc thơ ông, tôi thấy một Phạm Thiên Thư với Cái Tôi của một con người vừa muốn thoát tục, vừa muốn gắn bó cõi bụi trần. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin tản mạn về Cái Tôi của Phạm Thiên Thư trong thi phẩm Trại Hoa Đỉnh Đồi (Nxb Văn Nghệ, 2006). Tiếp tục đọc

Ngu Yên | Kinh nghiệm và phẩm chất ngôn ngữ thơ (Trích trong Ý Thức Sáng Tác Thơ, tập 2)

Khởi đầu, thơ và triết liên hệ mật thiết. Thậm chí, nhà thơ được gọi là nhà tiên tri. Từ nhà tiên tri qua đến nhà tư tưởng, từ siêu nhiên qua thiên nhiên, nhà thơ bắt đầu chú trọng đến bản thân trong thời kỳ Lãng Mạn. Tiếp tục đọc

Ngu Yên | Thuyết Transrealism – Chuyển Đổi Hiện Thực

Không phải truyện khoa học giả tưởng, không phải truyện hiện thực, nhưng lơ lửng ở giữa một cõi văn chương rối loạn. Một thể hiện mới, dường như muốn phá vỡ sự toàn vẹn của hiện thực. Một số nhà phê bình cho rằng, phong trào Transrealism sẽ phát triển mạnh trong thế kỷ 21.

Nền tảng Chuyển Đổi Hiện Thực

Transrealism là gì? Là một đường lối văn học, áp dụng chung các kỹ thuật phối hợp các yếu tố kỳ quái, tưởng tượng, được dùng trong khoa học viễn tưởng, Tiếp tục đọc

Trần Nghi Hoàng | Sách mới: Phê Bình Parabole. Yêu nước mình: trọng tội ở đất nước chỉ có thơ một vần: Việt Nam

Sách mới: Phê Bình Parabole của Trần Nghi Hoàng

Mười lăm năm trước, cuốn Phê Bình và Phê Bình Các Nhà Phê Bình của tác giả Trần Nghi Hoàng đã nằm trong list để in. Nhưng vì chưa đủ cơ duyên nên bản thảo đã nằm trong kho cho tới hôm nay. Tiếp tục đọc

Spencer Hupp | Điểm sách: Paper Bells của Phan Nhiên Hạo

Paper Bells là tuyển tập thơ mới của Phan Nhiên Hạo, do nhà thơ Mỹ Hai-Dang Phan dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Một vài bài trong tập này đã xuất hiện trong tác phẩm đầu tay của dịch giả năm 2019, Reenactments, một cuốn sách thông minh, giàu nhịp điệu, với những bài thơ nhân văn tinh tế. Đây là một câu thơ yêu thích của tôi từ bài “Saigon Notebook” của Hai-Dang Phan: “người chết yêu thích…/trái cây và hoa giả bằng nhựa./ Về mặt này, họ giống người sống.” Tiếp tục đọc

Lưu Thủy Hương | Bốn thể loại văn chương: Horror, Crime, Thriller, Mystery

Bốn thể loại văn chương

Horror – crime – thriller – mystery là những khái niệm văn chương mà người Việt Nam hay nhầm lẫn. Một người giỏi tiếng Anh hiểu rất rõ chữ thrill, khi xem một bộ phim thriller vẫn có thể bảo, đó là phim kinh dị. Một nhà phê bình văn học lâu năm đọc một câu chuyện hoang đường đầy hiểm họa cũng có thể giới thiệu, đó là một cuốn truyện trinh thám. Những nhầm lẫn ngộ nhận này, thực ra chẳng gây ra tai họa lớn lao gì đối với độc giả, ngoài chuyện họ muốn xem phim gay cấn mà xem phải phim ma, muốn mua một cuốn truyện có ân oán phân minh lại mua trúng một cuốn truyện hoang tưởng thật giả lẫn lộn. Tiếp tục đọc

iCiệt | Biến Thái & những biểu tượng – phần biểu tượng: ungeziefer và die verwandlung

Tự thân, tác phẩm Biến Thái (Die Verwandlung) của Kafka, từ khi xuất bản năm 1915 đến nay, hơn 100 năm, nó vẫn không ngừng sự quyến rũ của mình.

Đầu tiên, nó làm người ta ngạc nhiên bởi tính mới mẻ của dòng văn chương đậm tính phi lý, mang vóc dáng của một thứ chủ nghĩa ở tương lai, phôi thai nơi lục địa xa lạ về văn chương với người Âu châu – vùng Mỹ La Tinh, chủ nghĩa Hiện Thực Thần Kỳ[1] (Realismo Mágico / Magical Realism/ Réalisme Magique) trong văn chương. Tiếp tục đọc

Lê Hồ Quang | Phan Nhiên Hạo và Chế Tạo Thơ Ca

Cái tên tập thơ rất khiêu khích: Chế Tạo Thơ Ca 99-04 [1]. Thơ có thể “chế tạo” được ư? Phan Nhiên Hạo đã chế tạo thơ như thế nào? Đâu là những “kỹ thuật” mà tác giả đã dùng để chế tạo thơ mình? Liệu có thể xem những sản phẩm được chế tạo thuần kỹ thuật là thơ không?

Ta hãy lần lượt thử trả lời những câu hỏi trên. Tiếp tục đọc

Trà Đóa | Về hai giọng thơ của Trần Vàng Sao & quá trình hủy hoại tâm hồn của người Việt

“Trần Vàng Sao,” ký họa của Trung Dũng Kqđ

Nhà thơ Trần Vàng Sao sinh năm 1941 và mất ngày 9/5/2018. Người ta gọi cuộc đời ông là một bi kịch, nhưng là bi kịch gì?

Ngoài thơ, Trần Vàng Sao còn có một cuốn hồi ký nổi tiếng, Tôi Bị Bắt, kể lại toàn bộ câu chuyện bi kịch mà ông phải chịu đựng. Nhưng với tôi, thơ ông mới “kể” được nhiều hơn về cái bi kịch của đời ông.

Đọc thơ Trần Vàng Sao, điển hình là hai bài: “Bài Thơ Của Một Người Yêu Nước Mình” và “Tau Chưởi,” ta có thể thấy được diễn tiến của tâm hồn ông, theo một chiều dài thời gian 30 năm, cùng với diễn tiến của tấn bi kịch trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Tiếp tục đọc

Nguyễn Hương | Nghe nhạc Trịnh Công Sơn, suy nghĩ về bạo lực và chủ nghĩa dân tộc nam tính

Nhân dịp ông Nguyễn Quốc Chánh mở câu chuyện về Trịnh Công Sơn và mâu thuẫn trong những chỗ đứng chính trị thời chiến, tôi thử đọc vài đoạn lời nhạc Trịnh Công Sơn để suy nghĩ thêm một chút về bối cảnh chủ nghĩa dân tộc hậu thực dân kẹt trong bàn cờ Chiến Tranh Lạnh của đế quốc mới. Trong ngôn ngữ, mâu thuẫn thường để lại những dấu vết dù mờ. Đọc kỹ lời nhạc (trong điệu nhạc) là một cách rà theo những dấu vết này để hiểu rõ hơn mâu thuẫn nội tại của một văn bản. Muốn gọi phương pháp này là vạch lá tìm sâu, vạch lông tìm vết cũng được thôi, nếu sâu và vết cho phép ta suy nghĩ về cấu trúc một chỗ đứng, một nghị luận, một tình cảm, trong tương quan với người nghe, người đọc. Mục đích tôi không phải để tố cáo thêm Trịnh Công Sơn thân miền Bắc để rồi giảm giá trị nghệ thuật của ông trên lập trường chống cộng. Tôi chỉ muốn nhìn kỹ nội dung phản chiến trong nhạc ông để suy nghĩ về quan hệ giữa thái độ phản chiến của Trịnh Công Sơn và mặt bạo lực của chủ nghĩa dân tộc chống thực dân mà ông cổ vỏ. Tôi vẫn thích nhạc Trịnh Công Sơn và nhất là với giọng hát Khánh Ly như tiếng kêu thống của một thế hệ trước tôi trong chiến tranh. Tiếp tục đọc

Nguyễn Quốc Chánh | Những loại bẫy tình yêu (2)

7.

Trở lại với Trịnh Công Sơn. Có người lúng túng, có người thán phục không biết tại sao Trịnh Công Sơn lại hát, “Hai mươi năm nội chiến từng ngày” trong lúc Hà Nội đang hô hào chống Mỹ cứu nước.

Có phải trống đánh xuôi kèn thổi ngược giữa lời nhạc và khẩu hiệu? Không. Vì chống Mỹ cứu nước là khẩu hiệu tuyên truyền từ chỗ đứng của kẻ phát động chiến tranh, dồn xương máu ra chiến trường, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ chùa của đám yêu hòa bình miễn phí trên thế giới, xuống đường chống Mỹ. Tiếp tục đọc

ICiệt | Lời giới thiệu tập thơ Của Căn Cước Ẩn Dụ | Nguyễn Quốc Chánh | Những mối quan hệ

Tập thơ Của Căn Cước Ẩn Dụ của nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh vừa được nhà xuất bản Vô Danh in tại Sài Gòn, tháng 4, 2020. Tập thơ này được in lần đầu bởi tác giả năm 2001, với chỉ vài chục bản photocopy. Vô Danh là một cơ sở xuất bản cá nhân, hoàn toàn độc lập, không thông qua kiểm duyệt. Dưới đây là bài giới thiệu tập thơ của ICiệt, và bài thơ “Những Mối Quan Hệ” của Nguyễn Quốc Chánh, trích từ Của Căn Cước Ẩn Dụ.  

ICiệt| Lời giới thiệu tập thơ Của Căn Cước Ẩn Dụ của Nguyễn Quốc Chánh Tiếp tục đọc