Trịnh Cung – Mang dần tôi về nơi tôi vẫn thường mơ

                                                                                      tặng Tô Thùy Yên

Ban ngày tôi vẫn rọi đèn khắp ngóc ngách nhà mình
Tìm kiếm những bỏ quên
Và hằng đêm vẫn lục lạo quá khứ bằng hai mắt trao tráo của loài cú
Như người nhặt vỏ chai nhựa trong thùng rác
Tôi soi xét bất cứ ai
Bất cứ gì
Bất cứ đâu >>>

Khương Hà – Mùi mùa xuân

Ảnh: Khương Hà

Với tôi, mùa xuân bắt đầu từ hương hoa điều tràn ngập trên những nẻo đường đất đỏ miền Đông. Mỗi khi đi xa về, lúc bắt đầu nghe mùi vỏ cây cao su trộn lẫn mùi đất ẩm, mùi lá khô, củi mục… là tôi biết mình đã về gần tới nhà. >>>

Nguyễn Man Nhiên – một nơi ấm áp, buồn ngủ với rượu vang bên cạnh

những dải núi phá vỡ trong một vệt màu xanh
bóng của dây leo trên các bức tường
bí mật được che giấu dưới bụi cây quả mọng

tôi đã ở đây, qua đêm với tường cáu bẩn
những cuốn phim ba xu nát nhàu như tấm trải giường >>>

Phạm Mạnh Hiên – Tấm gương vụt hiện

                                                             tặng ttth.
như muối tinh lọc
vệt trắng vũng xám xuống mưa khát
người là màn gương tro than

ta đi quanh thế giới không bóng hình
tiếng nói như vết xước
thắt lại trên bờ vai em
run rẩy chẻ đôi nghi lễ màu lưu lạc >>>

Szabó Lőrinc – Bóng ma. Hôn nhân. Bản thanh toán

Nguyễn Hồng Nhung dịch

 
Bóng ma
 

Ôi giá mà khoảng mười lăm-hai mươi năm
trẻ lại… nhìn cuộc đời như thế
qua những khung cửa sổ, về phía trước, từ xa,
như khi đó tương lai ta ngước,
khi đó – cứ cho là: ta mới tuổi hai mươi –
lúc: ta chỉ là thằng đầy tớ số phận ta. >>>

Lưu Thuỷ Hương – Giấc mơ cô bán trứng

Ở dưới quê Lài một chục trứng có mười tám cái, trên thành phố này một chục chỉ còn có mười hai. Mấy con gà làm ổ trong xó bếp nhà Lài ngày nào cũng kêu đẻ, mặt đỏ phừng phừng, cục tác cục ta ỏm tỏi nhưng thiệt ra cái giống gà này bày đặt làm bộ cho lớn tiếng vậy thôi chứ đẻ xong rồi là te te bỏ đi, trứng còn đó hay bị chủ lấy mất >>>

Nguyễn Hồng Nhung – Thu tàn

Ảnh: Nguyễn Hồng Nhung
Hoe hoe thu vàng bình minh.

Tôi lại thấy mình đứng bên hồ, cúi gập người trên thành cầu chăm chú nhìn xuống mặt nước trong veo, nơi có bốn con vịt trời đang ngủ trong bốn tư thế.

Từ bầu trời xanh dịu dàng đang từ từ trong vắt, >>>

Najwan Darwish – Lông gà trên người | Nasser Rabah – Vắng mặt | Mahmoud Abou Hashash – Quay về

Chân Phương dịch

Thử hình dung một vùng đất bị chiếm đóng, bị cô lập với thế giới bên ngoài bằng một chính sách phong toả quân sự thường trực, trong đó thường dân là một đám người bị quản chế và bị tước đoạt cuộc sống bình thường. Những bài thơ cất lên từ vùng đất ấy >>>

Phan Nhiên Hạo – Về việc báo Văn Nghệ đăng lại bài của tôi

Cách đây vài hôm, tôi rất ngạc nhiên khi nghe một người quen ở Việt Nam cho biết mới đọc bài viết “Nobel Thơ 2011, Nghĩ Về Thơ” của Phan Nhiên Hạo trên báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn Việt Nam, số mới ra. Đây nguyên là bài viết “Nobel Thơ 2011, Nghĩ Về Thơ Việt” của tôi đã đăng trên trang mạng litviet ngày 8 tháng 10, 2011. >>>

Nguyễn Minh Thành – “Cậu bé lai Tây”

"Cậu Bé Lai Tây". 2011. Nguyễn Minh Thành. Lụa, 75x75 cm

“Khi tôi bắt đầu vẽ bức tranh, tôi không nghĩ là bức tranh sẽ mang tên này. Rồi trong khi vẽ, tôi cần nhìn các hình ảnh trên tạp chí hay trên internet để dựa vào đó mô tả cho khuôn mặt trong tranh của tôi, thì tôi càng để ý nhiều hơn đến các nét trong khuôn mặt người tây phương, >>>

Roman Jakobson – Cái thế hệ đã phung phí các nhà thơ

Nguyễn Đăng Thường dịch

Bị giết chết:
và tôi không cần biết rõ
bởi tôi hay do nó mà chúng nó
đã bị giết chết.
(Maïakovski)

 

Câu thơ Maïakovski. Những hình ảnh của nhà thơ. Tác phẩm trữ tình của anh. Tôi đã từng nói đến từ thủa xa xưa. Tôi có cho xuất bản các phát thảo về chúng. Tôi luôn luôn trở lại với dự tính về một cuốn tiểu sử. Đề tài quyến rủ, chỉ tại vì ngôn từ của Maïakovski trên bình diện phẩm chất khác biệt với tất cả thơ ca của nước Nga trước anh, >>>

Đỗ Hữu Chí – Không Gì Cả ở New York City

Ký họa trên tàu điện New York #1. 2011. Đỗ Hữu Chí

Bạn đừng kể cho ai nghe gì cả. Nếu bạn kể, bạn sẽ khởi sự nhớ tất cả mọi người (Holden Caulfield)
 
 
Trên đường

 
Lên xe đi New York với ba nàng con gái. Ối giời, các nàng nói như máy khâu, dadadadada suốt cả chặng đường trường. Mỗi lần gặp xe tải các nàng lại “hế lô xe tải”, mỗi lần qua cầu các nàng gào “wohooooo cầu cầu cầu”. Lúc xe chạy êm thì các nàng hăng hái liên thanh từ chuyện biểu tình, chính trị, tài chính cho đến chuyện bố mẹ con cái, chuyện nhà thờ, chuyện tâm sinh lý. >>>