
Month: Tháng Bảy 2012
Đỗ Hoàng Diệu, nguyễn hương, Hồ Đình Nghiêm, Thuận – Bàn tròn văn xuôi
Phan Nhiên Hạo: Chào các chị Đỗ Hoàng Diệu, nguyễn hương, Thuận, và anh Hồ Đình Nghiêm. Cảm ơn các anh chị đã nhận lời tham gia bàn tròn văn xuôi. Tôi mong đây là nơi các anh chị có thể thảo luận một cách cởi mở những vấn đề mà các anh chị quan tâm, trong tư cách những người viết văn xuôi chuyên nghiệp. >>>
Iola Lenzi – Nghệ thuật của Vũ Dân Tân, tiếng nói của bản năng giới và sự bất tuân

Đào Mai Trang dịch
…Kể từ khi ra đời trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội và trước đó là trường Mỹ thuật Gia Định (thuộc thành phố Hồ Chí Minh ngày nay), hội họa châu Âu đã nhanh chóng phổ biến và đạt được một vị thế trong xã hội. Kết quả của việc đồng hóa nhanh chóng cách biểu đạt và kỹ thuật >>>
Nguyễn Tấn Cứ – Đừng vội bỏ tuổi thanh xuân. Kẻ lang thang trên con đường phủ nhận
Đừng vội bỏ tuổi thanh xuân
Đừng bước tới nếu không muốn bàn chân em phải mỏi
Cũng đừng xoay lưng nếu em không muốn muộn phiền
Đừng dừng lại nếu em không muốn đôi tay bị trói buộc
Đừng phân vân nếu em không muốn chết gục ở nơi nầy >>>
Robert Bly – 3 bài thơ
Chân Phương dịch
Hè, 1960, Minnesota
I.
Sau một ngày lêu lổng, ghé thăm cây cầu gần Louisberg,
Với dòng nước bùn nóng trôi ngang
Bên dưới lũ én đầy hưng phấn,
Lúc này, giờ ngọ
Bọn tôi phóng qua các rẫy đậu oi bức, >>>
Viên Linh – Nguyễn Xuân Hoàng, từ thơ đến văn
1. Trong cuộc sống, đọc thơ văn sách báo của cổ nhân là điều tất phải có đối với kẻ từng ngồi trên ghế nhà trường; và chiêm nghiệm thanh sắc đương thời cũng là điều hẳn sẽ tới với kẻ biết nghe biết nhìn giữa cuộc hành trình. Chưa kể có kẻ đã kín đáo thổ lộ >>>
Lưu Thuỷ Hương – Mùa cách mạng
Tháng chín năm con cọp, tôi vô lớp một. Ngày nhập học đầu tiên, tôi ôm cột nhà khóc ướt mèm bộ đồng phục mới. Cô giáo không có cây roi mây như chị Hai vẫn dọa, nhưng cô còn nghiêm khắc đáng sợ hơn cây roi mây. Tôi bị bắt ngồi im một chỗ, bị bắt nhận mặt chữ cái và bị bắt đánh vần ê a.
>>>Nguyễn Tấn Cứ – Cung Tích Biền ngày tháng phiêu bồng
Những buổi chiều im vắng thường hay lọt thỏm giữa những tiếng ồn bất thường của ngày cùng tháng tận, nó làm cho người ta không thể ngồi >>>
Thường Quán – Notes
#1
hôm qua khóa laptop, chào Vương Ngọc Minh (V), có hai kâu gởi V, sáng nay thức dậy kiểm lại thấy còn nguyên ý, nhưng tất nhiên là nợ hai vị BG và StEx >>>
Nguyễn Một – Đất trời vần vũ (chương 36 – 40)
CHƯƠNG 36
Chuyện kể của nhà thơ:
Lưỡi dao quyền lực sẽ không chạm được trái tim ông, nếu ông không phạm vào đức hiếu sinh.
Nhà thơ trầm ngâm nói:
– Cù lao Dao là vùng đất bi thảm, vùng đất của những vụ thảm sát kinh hoàng trong mọi cuộc chiến tranh. Hai trăm năm trước, nơi đây đã từng xảy ra vụ thảm sát.
– Anh kể đi. >>>
Viên Linh – Nhà văn Duyên Anh, chọc trời khuấy nước
Trần Minh Quân – Hôm nay ngày buồn. Mùa chờ chết. Đêm của tôi
Hôm nay ngày buồn
hôm nay ngày buồn,
nỗi buồn
không quen gió ngược.
hôm nay ngày đau,
mùa xuân chăm kim, đẹp thật >>>
Nguyễn Một – Đất trời vần vũ (chương 33 – 35)
(Tiếp theo 29 – 32)
CHƯƠNG 33
Chuyện kể của nhà thơ:
Chàng biết giới cầm quyền ở những triều đại luôn mặc định là phải chiến thắng thì sự thật có thể đưa đến giá treo cổ!
Sau gần một tháng, lênh đênh trên biển, chiếc tàu cập vào cửa Hàn. Hình ảnh đầu tiên mà đoàn quân của Trần Đại bắt gặp là một người đàn ông gầy gò và rách rưới, đang giăng câu trên chiếc thuyền thúng. Trần Đại cho thủy thủ thả chiếc thuyền nhỏ chèo lại gần mời ông ta lên thuyền lớn và nhờ ông ta chỉ lạch để vào bến cảng Phố Hàn. Giọng khá nặng, ông ta nói:
– Đi theo đường ni, quẹo qua trái, chứ qua phải sẽ gặp bãi cát. >>>
Phạm Mạnh Hiên – một ví dụ hình thể. cửa hẹp
một ví dụ hình thể
đường cong bị tổn thương
cơ thể ban ngày cơ thể ban đêm
thành phố
tiếng chim kêu đặc lại >>>
Cung Trầm Tưởng – Lũng kín. Dưới lưỡi bào trường
Lũng kín
Nghe tin một bạn tù vừa ngã xuống
Đông đem cái nắp màu tro xám
Úp xuống trần gian sướt mướt chiều.
Ngày đi tắm gió tênh hênh núi,
Đêm về ngủ đụng với cô liêu. >>>