Nguyễn Một – Đất trời vần vũ (chương 36 – 40)

(Tiếp theo 33 – 35)
 

CHƯƠNG 36

Chuyện kể của nhà thơ:

Lưỡi dao quyền lực sẽ không chạm được trái tim ông, nếu ông không phạm vào đức hiếu sinh.

 

Nhà thơ trầm ngâm nói:

– Cù lao Dao là vùng đất bi thảm, vùng đất của những vụ thảm sát kinh hoàng trong mọi cuộc chiến tranh. Hai trăm năm trước, nơi đây đã từng xảy ra vụ thảm sát.

– Anh kể đi. >>>

Nguyễn Một – Đất trời vần vũ (chương 33 – 35)

(Tiếp theo 29 – 32)
 
CHƯƠNG 33
 
Chuyện kể của nhà thơ:

Chàng biết giới cầm quyền ở những triều đại luôn mặc định là phải chiến thắng thì sự thật có thể đưa đến giá treo cổ!
 
Sau gần một tháng, lênh đênh trên biển, chiếc tàu cập vào cửa Hàn. Hình ảnh đầu tiên mà đoàn quân của Trần Đại bắt gặp là một người đàn ông gầy gò và rách rưới, đang giăng câu trên chiếc thuyền thúng. Trần Đại cho thủy thủ thả chiếc thuyền nhỏ chèo lại gần mời ông ta lên thuyền lớn và nhờ ông ta chỉ lạch để vào bến cảng Phố Hàn. Giọng khá nặng, ông ta nói:

– Đi theo đường ni, quẹo qua trái, chứ qua phải sẽ gặp bãi cát. >>>

Nguyễn Một – Đất trời vần vũ (chương 29 – 32)

 (Tiếp theo 24 – 28)

CHƯƠNG 29
 
Tôi nhận ra thế giới vật chất, nơi mà chúng ta lạc mất nhau, quá nhiều khổ đau và muộn phiền.
 
Linh chi Yêu dấu!

Tôi đã làm những bài thơ vì tình yêu của em. Tôi đã làm đủ nghề kiếm sống để đi tìm em. Tôi cũng đã bị dằn xé vì tôi hiểu cả hai thế giới. Tôi nhận ra thế giới vật chất, nơi mà chúng ta lạc mất nhau, quá nhiều khổ đau và muộn phiền. Em biết không? Ở đời này chuyện chết, sống là chuyện tương đối. Vì vậy, tôi tin vào sự phục sinh của Chúa Ki-Tô, người ta đóng đinh thể xác Ngài vào cây thánh giá, >>>

Nguyễn Một – Đất trời vần vũ (chương 24 – 28)

(Tiếp theo 19 -23)

CHƯƠNG 24
 
“Cù lao Dao có lịch sử hay không?” Chẳng còn quan trọng đối với anh nữa…
 
Mặt trời đã lên cao, Hải xếp gọn đống sách vở vào tủ rồi đi ra vườn. Anh vươn vai hít thật sâu làn không khí trong lành. Ngày hôm qua, nhà trường đã làm lễ tổng kết năm học, kỳ nghỉ hè đúng vào dịp mùa trái chín. Các thầy cô giáo có một tháng nghỉ ngơi, trước khi vào mùa hành xác với những giáo trình nhàm chán, được đặt tên “bồi dưỡng nghiệp vụ”. Cù lao đã nhộn nhịp từ sáng sớm, những người hái trái cây làm việc từ lúc những tia nắng hồng vừa ló dạng phía dòng Thanh Long. >>>

Nguyễn Một – Đất trời vần vũ (chương 19 – 23)

(Tiếp theo 15 -18)

CHƯƠNG 19

 

Cô không biết người đàn ông đó như thế nào. Nhưng cô linh cảm người đàn ông đó sẽ đến tìm cô và anh đã đến.

 

Ngày xưa, trên con đường từ Bắc vào Nam, nhiều đoạn đường chỉ là rừng núi hoang vu không có người ở. Vì vậy phải lập ra những trạm nghỉ chân, dùng cho ngựa đưa thư hoặc cho quan quân di chuyển đến đó mà nghỉ. Cứ mỗi đoạn đường dài bằng một ngày ngựa chạy thì có một trạm nghỉ chân như vậy. Giữa mỗi trạm nghỉ chân có một đồn lính gọi là “thủ”, ngày nay còn những tên gọi địa phương như Thủ Đức, hay Thủ Dầu Một là xuất phát từ đó. Bến đò trên cù lao, cũng là một nơi >>>

Nguyễn Một – Đất trời vần vũ (chương 15 – 18)

(Tiếp theo 10 – 14)

CHƯƠNG 15

 
Miếng ngọt của anh đôi khi mang lại đắng chát cho người khác.

 
Bảy Tánh là người thèm đường một cách kỳ lạ. Bất cứ lúc nào y cũng có thể ăn đường. Ly cà phê của y uống bao giờ cũng bỏ đường nhiều gấp ba lần người khác. Dân cù lao, ngay từ nhỏ đã sống trong mùi hương bưởi và mùi mật mía nên họ thích ăn ngọt, riêng Bảy Tánh nghiện đường như người ta nghiện thuốc phiện. Mỗi lần nhìn thấy chảo đường sôi ùng ục, y hét lên: >>>

Nguyễn Một – Đất trời vần vũ (chương 10 – 14)

(Tiếp theo 6 – 9)

CHƯƠNG 10
 

Linh hồn tồn tại dưới dạng sóng, như sóng truyền hình hoặc sóng điện thoại.
 
– Người ta đang điều tra về cái chết của Tư Ngồng.

Bảy Tánh mở đầu câu chuyện tại quán cà phê của Lụa. Nói xong y đưa mắt nhìn nhà thơ, cứ như anh là thủ phạm sắp bị lôi ra ánh sáng.

Nhà thơ nhiều lần khẳng định có một thế giới phi vật chất song song với thế giới chúng ta và họ đang quan sát chúng ta. Không biết có phải ý nghĩ khác thường ấy không, mà Miên Trường từ bỏ vinh hoa để đến vùng quê này sưu tầm truyện cổ. >>>

Nguyễn Một – Đất trời vần vũ (chương 6 – 9)

(Tiếp theo 3 – 5)
 
CHƯƠNG 6

Chuyện kể của nhà thơ:

Nàng là món hàng mà ông đã mua, nhưng cơ thể của nàng lại hồ hởi đón nhận ông bằng tất cả lạc thú.

 

Trần Tướng quân thức dậy sau một giấc ngủ dài, không chút mộng mị, giấc ngủ bình an nhất, kể từ ngày ông rời xứ sở đến nay. Chuyến leo núi hôm qua và cuộc đàm đạo với chàng trai trẻ hậu duệ của vị khai quốc công thần Trương Nhân khiến ông cảm thấy sảng khoái hơn với những gì mà ông biết về xứ sở này. Ông vươn vai bước ra ban công, nhìn đoàn quân của ông chuẩn bị lên đường để phá đá về xây dựng nơi ông đã dừng chân. >>>

Nguyễn Một – Đất trời vần vũ (chương 3 – 5)

(Tiếp theo 1 -2)
 
CHƯƠNG 3

 
Chuyện kể của nhà thơ:

Lưỡi dao đã được rèn từ sắt trong bụng con Rồng và ngâm trong máu của ngàn trinh nữ.
 
Vùng đất nơi xảy ra cái chết của Tư Ngồng, trước kia, có nghĩa là từ xa xưa lắm rồi, là lãnh thổ của một vương quốc cực kỳ văn minh và hùng mạnh. Con người ở xứ này biết buôn bán giao lưu với các nước lân bang, bên cạnh sự phồn thịnh và giàu có họ còn sở hữu những bí quyết luyện các pháp thuật và họ biết sử dụng những điều thần bí vào đời sống. Nhà thơ khẳng định họ cũng là người Việt, trong nhóm Bách Việt di dân từ Tây Tạng đợt đầu tiên xuống phương Nam và lập ra vương quốc ở đây. >>>

Nguyễn Một – Đất trời vần vũ (chương 1 – 2)

Từ số này, litviet sẽ đăng dần toàn bộ 40 chương của tiểu thuyết Đất Trời Vần Vũ (NXB Hội Nhà Văn, 2009) của nhà văn Nguyễn Một.

*

Cám ơn quê hương, Quảng Nam và Đồng Nai, đã cho tôi không gian đẹp đẽ, độ lượng và u buồn. Cám ơn bạn tôi, Nhà văn Phan Đình Minh, người đặt tên cho cuốn tiểu thuyết này bằng linh cảm. Anh Trần Bá Dương, người đã truyền cho tôi ngọn lửa đam mê cuộc sống. >>>