
Month: Tháng Năm 2020
Thái Hạo | Mộng du. Thiên đường dưới đáy ao
Mộng du
Trong cơn mưa trưa hè
tôi nằm giữa chiếc chòi tranh không có vách
Cố ngủ
Để mơ về những hạt bắp nảy mầm còn dang dở trong giấc mộng đêm qua
Những hạt bắp như những chiếc răng cửa
Vỡ đất
đâm thủng ánh mặt trời
đứng múa trong mưa trong gió rồi trổ cờ như lau trắng dưới chân cỏ dại Tiếp tục đọc
Nguyễn Văn Thiện | Chư Mang, mùa thu! Những gương mặt linh miêu
Nguyễn Thị Phương Trâm dịch sang tiếng Anh
Chư Mang, mùa thu!
Hắn đã làm một cuộc viễn du chỉ với mục đích xác định lại tính chân thực của cuộc sống, bản chất của nó, với tư cách là ngọn nguồn sáng tác. Và hắn đã chứng kiến dòng chảy mênh mang không bờ bến của cõi người trần tục, trong khi thánh thần vắng bóng từ lâu. Tiếp tục đọc
Nguyễn Quốc Chánh | Lý tính I
1.
Là thằng bù nhìn trên cánh đồng cào cào ý niệm.
Là Trần Đức Thảo Khổng giáo Lê Duẩn về Duy vật Biện chứng Mỹ cút Ngụy nhào.
Là thằng Cuội thấy con Hằng nhảy dây bên Hy Lạp do Dionysus và Apollo quay.
Là Trần Đức Thảo vịn vào nghị quyết Xô Viết để không té cầu ao chủ quan làng Vũ Đại. Tiếp tục đọc
Phan Nhiên Hạo | Từ Phan Thiết đến tương lai
Năm 1980 ở Phan Thiết
trong khi đứng xếp hàng mua bột mì tem phiếu
như một trong hàng triệu kẻ khốn cùng,
mà cuộc “giải phóng” đã tạo ra,
một bà cán bộ nhìn chằm chằm vào mặt tôi, nói,
“Thằng này không có tương lai ở đất nước này.” Tiếp tục đọc
Ngô Nguyên Dũng | Đồng hoang gọi
đôi khi người đàn bà lại đem
những oan khiên ra phơi
sào tre.
nắng trưa rực sáng
từng mảnh nhấp nháy
trắng loá mộ hoang tập thể
thời nội chiến. Tiếp tục đọc
Nguyễn Tấn Cứ | Cách mạng
Trồi lên từ bùn
sáng lên từ bóng tối
thoát ra từ tù ngục
Cách mạng như tia chớp nổ ra từ giai cấp
Cách mạng như cô gái làng chơi biến thành chủ động
Như tên ma cô trong một đêm thành an ninh mật vụ Tiếp tục đọc
Lã Quý Tùng | Plus Zero (+0)
Phan Nhiên Hạo | Những chỉ dấu của thời gian ngắn lại
Trên đường kẹt xe,
một người đi đến gặp một người,
chỉ để chia tay.
Trong căn phòng tối ẩm,
một người ngồi âm mưu với một người,
chỉ để chắc chắn không có việc gì được thực hiện. Tiếp tục đọc
Trần Băng Khuê | Bức tường trong chai Tequila
Nguyễn Thị Phương Trâm dịch sang tiếng Anh
1.
Gã có thói quen mỗi buổi sáng thức dậy, gã thường tợp một ngụm Tequila và nhìn chăm chăm vào bức tường. Sau đó mới rời khỏi nhà, đến công sở. Nơi nào gã đến cũng có một bức tường tương tự như thế. Chỉ thiếu mỗi Tequila. Những bức tường xuất hiện ở khắp mọi nơi. Chỉ Tequila là không thể. Gã phải đến quán rượu. Ghé quầy bar của lão họa sĩ già. Tiếp tục đọc
Lưu Thủy Hương | Bốn thể loại văn chương: Horror, Crime, Thriller, Mystery
Bốn thể loại văn chương
Horror – crime – thriller – mystery là những khái niệm văn chương mà người Việt Nam hay nhầm lẫn. Một người giỏi tiếng Anh hiểu rất rõ chữ thrill, khi xem một bộ phim thriller vẫn có thể bảo, đó là phim kinh dị. Một nhà phê bình văn học lâu năm đọc một câu chuyện hoang đường đầy hiểm họa cũng có thể giới thiệu, đó là một cuốn truyện trinh thám. Những nhầm lẫn ngộ nhận này, thực ra chẳng gây ra tai họa lớn lao gì đối với độc giả, ngoài chuyện họ muốn xem phim gay cấn mà xem phải phim ma, muốn mua một cuốn truyện có ân oán phân minh lại mua trúng một cuốn truyện hoang tưởng thật giả lẫn lộn. Tiếp tục đọc
Gregory Djanikian | Bữa tối đầu tiên trên đất nước mới. Mua thảm. Alexandria, 1953

Phan Nhiên Hạo dịch
Gregory Djanikian là người Armenia nhưng sinh ra ở thành phố Alexandria, Ai Cập, năm 1949. Ông nhập cư đến Mỹ năm tám tuổi, học cử nhân văn chương tại University of Pennsylvania và cao học nghệ thuật ở Syracuse University. Trong nhiều năm ông cũng là giám đốc chương trình dạy viết văn tại University of Pennsylvania. Tiếp tục đọc
iCiệt | Biến Thái & những biểu tượng – phần biểu tượng: ungeziefer và die verwandlung

Tự thân, tác phẩm Biến Thái (Die Verwandlung) của Kafka, từ khi xuất bản năm 1915 đến nay, hơn 100 năm, nó vẫn không ngừng sự quyến rũ của mình.
Đầu tiên, nó làm người ta ngạc nhiên bởi tính mới mẻ của dòng văn chương đậm tính phi lý, mang vóc dáng của một thứ chủ nghĩa ở tương lai, phôi thai nơi lục địa xa lạ về văn chương với người Âu châu – vùng Mỹ La Tinh, chủ nghĩa Hiện Thực Thần Kỳ[1] (Realismo Mágico / Magical Realism/ Réalisme Magique) trong văn chương. Tiếp tục đọc
Nguyễn Quốc Chánh | Rỗi nghề. Nhà thơ
Rỗi nghề
Tôi là tên rỗi nghề. Không phải từ thời Hùng Vương. Từ 30 ngàn năm trước. Nguệch ngoạc những con hươu lên vách đá. Như thể ở bên ngoài lịch sử và những định chế. Thực tế là đứng bên lề. Nhìn dòng người cuồn cuộn hôn mê. Thấy càn khôn trong tiếng chửi. Đụ mẹ mày tiêu rồi. Thấy con mồi trong dấu hỏi. Tiếp tục đọc
Lê Hồ Quang | Phan Nhiên Hạo và Chế Tạo Thơ Ca

Cái tên tập thơ rất khiêu khích: Chế Tạo Thơ Ca 99-04 [1]. Thơ có thể “chế tạo” được ư? Phan Nhiên Hạo đã chế tạo thơ như thế nào? Đâu là những “kỹ thuật” mà tác giả đã dùng để chế tạo thơ mình? Liệu có thể xem những sản phẩm được chế tạo thuần kỹ thuật là thơ không?
Ta hãy lần lượt thử trả lời những câu hỏi trên. Tiếp tục đọc