Hứa Hiếu | Mưa tháng Tư

Nguyễn Thị Phương Trâm dịch sang tiếng Anh

Mưa tháng Tư

không như một hồng ân rơi xuống tình cờ
mà việc chấp nhận luôn gắt gỏng
từ địa ngục

không đủ thấm tươi lại cánh én
có mùa xuân nào vỗ lên được
đôi cánh chết Tiếp tục đọc

Nguyễn Bá Khanh | Tranh màu nước và triển lãm nhóm “Câu Lạc Bộ Màu Nước” 4/5 đến 13/5/2020

Nguyễn Bá Khanh, “Chiều Buông.” Màu nước, 40 x 55 cm

Họa sĩ Nguyễn Bá Khanh, sinh năm 1961 tại Hà Nội. Học vẽ từ lúc 8 tuổi tại Hà Nội. Học Đại Học Mỹ thuật TPHCM khóa 1986-1991, chuyên khoa sơn dầu.

Năm 1987 triển lãm cá nhân lần 1 tại Trung tâm nhà Văn Hóa Thanh Niên, Huế Tiếp tục đọc

ICiệt | Làm nghệ thuật không làm… chính trị. Hiểu

Làm nghệ thuật không làm… chính trị

Không khó để tìm thấy những người cầm bút hiện nay, lẩn tránh chính trị, trong văn chương và cả trong thảo luận. Lẩn tránh một cách có ý thức. Tôi nhấn mạnh tính ý thức trong hành vi, vì kinh nghiệm bản thân, đôi lúc tôi dễ chìm đắm vào nghệ thuật một cách vô thức; tôi gần như không chút lay động nào với hiện tình đất nước, lệch pha hoàn toàn với cảm xúc xã hội. Thường, lúc đó tôi thả bản thân hoàn toàn theo nghệ thuật, khi nào sự thôi thúc chính trị lớn hơn nghệ thuật, tôi biết mình phải viết về chính trị. Tiếp tục đọc

Nguyễn Tấn Cứ | Tác phẩm Tự Do Cho Sớm Mai

Tự Do Cho Sớm Mai, thơ Nguyễn Tấn Cứ. Nhà xuất bản Hoa Sen, Hoa Kỳ, 2019. Phát hành trên hệ thống Amazon.

Rồi sẽ ra sao ngày mai

Ngày mai rồi sẽ ra sao
Em thân yêu
Khi thế giới nầy khô cạn
Khi đất nước nầy xanh xao

Ngày mai rồi sẽ ra sao
Em thân yêu
Khi Tổ Quốc nầy héo rũ
Khi quê hương nầy quắt quay Tiếp tục đọc

Đinh Trường Chinh | Amy Winehouse

Nguyễn Thị Phương Trâm dịch sang tiếng Anh

2:45

đây là đêm
đây là lọ melatonin mới mua về
đây là Amy Winehouse –
đĩa nhạc T. mới gửi
từ vùng núi Alps xa xôi .
T. sống vùi trong núi tuyết
mãi đến vài năm sau nàng mới hay
Amy đã chết . Tiếp tục đọc

Trần Băng Khuê | Không thể rời khỏi những nơi như thế

Tranh, Trịnh Cung

Thứ sáu, Gloria J

Thường là ngày thứ sáu, hoặc hai ngày cuối tuần tôi mới rời khỏi building với bốn bức tường giáp mặt để ra phố. Tạt quán cafe quen dưới Queen st, Gloria J và Miann ở Britomart.

Tôi thích ngày thứ sáu hơn thứ bảy và chủ nhật. Thời gian của cuối tuần sẽ được kéo dài ra thêm một chút. Mọi người cũng sẽ bớt bận rộn hơn. Tôi thích cảm giác khi thấy những người thân quen của mình nở bừng sự sung sướng trên khuôn mặt. Tiếp tục đọc

Nguyễn Việt Hùng | Năm bức tranh trên hộp xì gà

Nguyễn Việt Hùng, “Anh Phải Sống.” Vật liệu hỗn hợp trên hộp xì gà thiết

Họa sĩ Nguyễn Việt Hùng sinh năm 1957 tại Sài Gòn, Việt Nam. Học ngành Sinh Vật Học tại Đại Học Khoa Học, Sài Gòn. Định cư ở Hoa Kỳ năm 1982, chuyển sang lãnh vực họa sĩ minh họa, đồ họa và thiết kế. Tiếp tục đọc

Nguyễn Quốc Chánh | Nhật ký hậu sự

27/4

Sau 45 năm cách mạng lạng lách
Như chiếc dream Thái say nắng trên đường làng thập niên 90
Thống nhất thống kê tăng ba lần dân số
Thừa kế tương lai từ Chúa Nguyễn biển bạc rừng vàng
Rừng lên thiên đàng từ hồi đổi mới
Biển sâu và xa nên lạng lách hoài không tới
Không bà con xa để bán mua láng giềng gần không xuể
Đảo tất yếu của chùa mạnh được yếu thua
Đường làng sơ chế nhựa Vinfast vẽ bùa vọt qua dream Thái Tiếp tục đọc

Trà Đóa | Về hai giọng thơ của Trần Vàng Sao & quá trình hủy hoại tâm hồn của người Việt

“Trần Vàng Sao,” ký họa của Trung Dũng Kqđ

Nhà thơ Trần Vàng Sao sinh năm 1941 và mất ngày 9/5/2018. Người ta gọi cuộc đời ông là một bi kịch, nhưng là bi kịch gì?

Ngoài thơ, Trần Vàng Sao còn có một cuốn hồi ký nổi tiếng, Tôi Bị Bắt, kể lại toàn bộ câu chuyện bi kịch mà ông phải chịu đựng. Nhưng với tôi, thơ ông mới “kể” được nhiều hơn về cái bi kịch của đời ông.

Đọc thơ Trần Vàng Sao, điển hình là hai bài: “Bài Thơ Của Một Người Yêu Nước Mình” và “Tau Chưởi,” ta có thể thấy được diễn tiến của tâm hồn ông, theo một chiều dài thời gian 30 năm, cùng với diễn tiến của tấn bi kịch trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Tiếp tục đọc