và cũng như thế
chiếu xuống lõa thể tôi
dòng sông nhún nhảy
trôi tôi ra biển trưa
dập dềnh dập dềnh
và cũng như thế
chiếu xuống lõa thể tôi
dòng sông nhún nhảy
trôi tôi ra biển trưa
dập dềnh dập dềnh
Chân Phương dịch và giới thiệu
Sau khi dịch và giới thiệu trên litviet một số nhà thơ đương đại Palestine, trong đó có Najwan Darwish, tôi được thi sĩ gửi tặng thi tuyển Je me Lèverai un Jour [Một Ngày Kia Tôi Sẽ Đứng Lên] (do Antoine Jockey >>>
Thông cáo
Anh đã có những buổi sáng
ngồi chờ những mênh mang mưa xám
Chờ trên tàn cây xanh kia vàng úa những nỗi buồn
Chờ cho quá khứ đi qua đi qua trên những con đường xa xa vắng >>>
mùa thu mớm cho môi hồng
lời tỏ tình hàn lâm
em thỏ thẻ dạ thưa như hồi mẫu giáo
tôi giật mình ngơ ngác
chửi thề thu >>>
Mất nón trùm mền cười rặc
Tôi đã mất
một cái nón.
Tôi đã mất
từ lâu lắm,
những điều hôm nay bỗng dưng >>>
Thời gian thay đổi cái này cái kia
nhưng để nhanh hơn
bạn phải ra tay
cái câu nói này của Andy Warhol quả là xứng đáng
đặt bên cạnh cái lon vừa dán nhãn >>>
Ngày mù
sáng nắng
chiều đã mưa phùn
con châu chấu nhảy hoài không lên được một bậc thang
hoa dưa chuột vàng >>>
Triển lãm mỹ thuật: “Vũ Dân Tân & Nguyễn Nghĩa Cương, Vệ Nữ ở Việt Nam.” Viện Goeth, 56-58 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội. Khai mạc lúc 6 giờ 30 chiều, ngày 3 tháng 10, 2012. Triển lãm kéo dài đến ngày 14 tháng 10, mở cửa hàng ngày từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối.
9 tháng 8, 1987
Ngay buổi sáng tôi đã có mặt trước dãy nhà trên thông lộ Westminster thuộc thành phố Garden Grove, trong đó có một căn là tòa soạn báo Mai của Hoài Điệp Tử, bị đốt cháy trong đêm. Anh tên thật Phạm Văn Tập, sinh 1942 ở Bạc Liêu. Bên phải căn phố là tiệm bán sách cũ của một phụ nữ Mỹ. Không khí còn đượm mùi khói. Khung cửa sắt và tấm biển Tuần Báo Mai nám đen. Giải băng màu vàng của cảnh sát không cho chúng tôi tới gần, nhìn quanh thấy bạn hữu trong làng báo, có Nguyễn Tú A từ thuở ở Sài gòn. Ngọn lửa bắt xăng được cho biết là cháy bùng vào sau nửa đêm; xác Hoài Điệp Tử đã được mang đi. Mấy ngày trước, Hoài còn ngồi với chúng tôi trong quán Thiên Thanh bên cạnh, còn nhớ là có khá đông bạn hữu trong làng báo gốc người miền Nam như Trọng Viễn, Trần Xuân Thành, Lâm Tường Dũ… Không khí vẫn vậy: nói đủ thứ chuyện, tiếng chai cốc va chạm lanh canh, mùi khói thuốc lá, tiếng cười đùa, giọng phóng sự tâm tình và cả triết lý.
>>>Nhắc đến Thi sĩ Bùi Giáng người ta thường hay biết đến một gã trung niên sặc sỡ màu sắc xanh xanh vàng vàng đỏ đỏ với đôi mắt sáng quắc sau đôi kính cận dày cộp. Khắp Sài Gòn Chợ Lớn người ta cũng thường thấy thi sĩ thoắt ẩn thoắt hiện như một kiếm khách có thân thủ phi phàm, với lối phục trang quái dị vá chằng vá đụp nhìn như đệ tử của Cái Bang trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Nhưng nếu ai có một chút thẩm mỹ nhứt định sẽ phải thán phục cho cách chọn màu sắc của thi sĩ vì nhìn kỹ sẽ thấy đây là một mảng màu hội họa sạch sẽ cực đẹp. Đây đúng là kiểu thời trang của Bùi Giáng, từ cái kính cho đến đôi giày rách, cái nón và cái bị, tạo thành một bức tranh kì lạ, nhìn giống một đạo sĩ thời Xuân Thu Chiến Quốc nhiều hơn là lối phục sức của loài người của thế kỉ hai mươi. Màu sắc ấy cũng thay đổi từng ngày khi người ta chợt bắt gặp Bùi Đại Ca đang múa may quay cuồng ở chợ Tân Định và chỉ một loáng sau đã thấy thi sĩ đang ngao du ở tận chợ Bà Chiểu. Ông đi như mây lang thang như gió, hết quận nầy đến quận khác, hết quán nầy đến quán kia. Cung cách ăn uống của Bùi Giáng thì phải nói là đặc biệt, vì nó khác thường đến nỗi tôi không thể không viết về con người có nhiều giai thoại nầy, và đây là một giai thoại mà tôi nghe kể và bất ngờ thấy được.
>>>để tưởng nhớ Rilke, gởi Theresa
mưa thể như em về
mái cao nghiêng dốc hình thủy tạ
liễu bắt đầu xanh
an ủy mùa mộc liên đã mất
khuôn mặt người để trống với mây viền >>>