Nguyễn Quốc Chánh | Những loại bẫy tình yêu (2)

7.

Trở lại với Trịnh Công Sơn. Có người lúng túng, có người thán phục không biết tại sao Trịnh Công Sơn lại hát, “Hai mươi năm nội chiến từng ngày” trong lúc Hà Nội đang hô hào chống Mỹ cứu nước.

Có phải trống đánh xuôi kèn thổi ngược giữa lời nhạc và khẩu hiệu? Không. Vì chống Mỹ cứu nước là khẩu hiệu tuyên truyền từ chỗ đứng của kẻ phát động chiến tranh, dồn xương máu ra chiến trường, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ chùa của đám yêu hòa bình miễn phí trên thế giới, xuống đường chống Mỹ.

Còn đối với Trịnh Công Sơn, đang đứng trong thế nhị trùng bủn rủn, đóng vai phản chiến trong lòng Mỹ Ngụy hát ca về “nội chiến” để bỏ nhỏ vào tai quân lực Việt nam Cộng Hòa, gây hoang mang giữa họ với người anh em Việt Nam da vàng, để mà trở cờ, buông súng thôi ngu xuẩn bắn vào đồng bào vì lợi ích của Mỹ Ngụy:

“Một ngàn năm nô lệ giặc tàu/một trăm năm đô hộ giặc tây/ hai mươi năm nội chiến từng ngày/ gia tài của mẹ, một bọn lai căng/ gia tài của mẹ, một lũ bội tình” (Gia Tài Của Mẹ).

Do đó không thể diễn giải “nội chiến” là cuộc chiến giữa Sài Gòn và Hà Nội, mà cuộc chiến, giữa những người trong miền Nam, giữa phe theo chính phủ làm “tay sai cho Mỹ” và phe chống “chính phủ bù nhìn” nằm vùng dưới nhiều hình thức. Nội chiến là khái niệm chính trị trá hình, phân hóa, dày vò gây hoang mang, mặc cảm giữa lính Việt Nam Cộng Hòa với lính Mỹ.

“Nội chiến” trong lời nhạc của Trịnh Công Sơn, không phải thái độ phản chiến vô chính phủ, thấy chiến tranh là chống, mà chống một phía của chiến tranh liên minh giữa VNCH với Mỹ. Đối với Trịnh Công Sơn, “một bọn lai căn” là sản phẩm “bội tình” của cuộc ăn nằm quân sự và văn hóa với Mỹ.

Cái gì dính với Mỹ là bội tình dân tộc, cái gì không thuần dân tộc, là lai căng.

8.

Có người choàng vai phản chiến Trịnh Công Sơn với phản chiến Bob Dylan. Tôi thấy không ổn trong sự bắt quàng này. Không biết ai sang hơn vì phản chiến Bob Dylan trong chiến tranh Việt Nam, qua ca khúc Những Ông Chủ Chiến Tranh, nguyền rủa những tên tài phiệt núp sau súng to đạn cối, sử dụng xương máu tuổi trẻ vì lợi ích tiền bạc của chúng. Bob Dylan, phản chiến, lột mặt nạ và nguyền rủa những kẻ, thông qua chiến tranh, nhân danh chiến tranh bảo vệ ngọn cờ tự do nhưng đó chỉ là mặt nạ, cái bẫy đánh lừa thiên hạ, phẩm chất tự do đặc thù của người nhạc sĩ, Bob Dylan, không thể để cái tự do nhân danh phổ quát, qua đại diện của nhà nước, đồng hóa mình thành con ngáo ộp:

“Tao chỉ muốn mày biết/ Tao có thể nhìn xuyên mặt nạ mày…/Mày chưa bao giờ ra cái giống gì/ Chỉ giỏi phá hoại/ Mày đùa với thế giới của tao/ Như thể đồ chơi tí hon của mày…/ Để tao hỏi mày một câu/ Tiền của mày ngon vậy sao/ Nó mua cho mày sự tha thứ/ Mày nghĩ rằng nó có thể à?…/ Tao mong mày ngủm củ tỏi/ Cái chết của mày đến sớm thôi…/ Tao sẽ đứng trên mã mày/ Cho đến khi chắc ăn mày ngủm hẳn.” (Những Ông Chủ Chiến Tranh)

Trong khi Trịnh Công Sơn dùng cái mặt nạ hòa bình làm công cụ phản chiến, chống Mỹ. Cơ sở phản chiến của Trịnh Công Sơn là dân tộc thống nhất.

Canh giữ vĩ tuyến 17 là sự “bội tình” của ông Thiệu bằng súng đạn Mỹ. Giá trị phản chiến của Trịnh Công Sơn và Bob Dylan, có cái vẻ ngoài giống nhau là hình dáng cao bồi của anh chàng giao thịt bò đóng thùng cho quân đội Mỹ, tên Samuel, tức Chú Sam, nhưng Bob Dylan chống Chú Sam không phải để cứu VC, chống Sam là để tách giá trị cá nhân ra khỏi quyền lực nhà nước Mỹ bị tài phiệt biến thành công cụ.

Trong khi Trịnh Công Sơn chống Mỹ, dọn đường đón VC xây lại hòa bình, thống nhất VN:

“Đứng lên đòi thống nhất quê hương /Em đã thấy các anh trên đường /Thoát yếu hèn dựng thân cao lớn/ Đời sống vươn vai /Thành phố giăng tay /Lời nói căng môi.” (Chính Chúng Ta Phải Nói)

để

“Cờ bay trăm ngọn cờ bay/ Rừng núi loan tin đến mọi miền/ Gió Hòa bình bay về muôn hướng/ Ngày vui con nước trôi nhanh”. (Ta Thấy Gì Trong Đêm Nay)

“Khi đất nước tôi thanh bình, / Tôi sẽ đi thăm cầu gãy vì mìn, /Đi thăm hầm chông và mã tấu. ” (Tôi Sẽ Đi thăm)

Ở Củ Chi, họ có trưng bày những hiện vật làm bằng chứng của chiến thắng, trong đó có những kiểu chông của những loại hầm chông khác nhau, có loại chông tẩm cứt, ở dưới là hầm chông, ở trên tổ ong vò vẽ. “Thằng Mỹ lênh khênh” vừa bị chông đâm, vừa bị ong chích… Mười mấy năm trước tôi có thấy và nghe người hướng dẫn du lịch “hòa bình” thuyết minh, bây giờ không biết có còn không khi hạm đội USS Theodore Roosevelt vừa ghé Đà Nẵng…

Tả phái tiến bộ Mỹ John C. Schafer choàng Trịnh Công Sơn với Bob Dylan trong “một vòng tay lớn” nối giá trị tiến bộ giữa đại quốc và tiểu quốc do một người Mỹ chống Chú Sam thiết lập, xỏ xâu và định giá. Xung đột nguy nan trong vụ choàng vai này, giữa một kẻ được định nghĩa và một kẻ bị định nghĩa. Sự bất bình đẳng cần giải phóng, cần chất vấn, tự vấn là tại sao mày lẽo đẽo định nghĩa tao? Câu trả lời, bởi mày có quyền.

Nếu một người bị kẻ khác định nghĩa, mà hãnh diện, đối tượng của phản chiến không phải Chú Sam mà là tên mặc cảm, đang lấp ló trong lòng mày đó.

Hỡi những tên nô lệ ê chề ế nhệ ở thế gian!

Những người yêu Trịnh Công Sơn, hãnh diện ông được/bị quàng xiên với Bob Dylan, coi chừng sập bẫy thành ngữ thừa phản tư, “yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau”.

9.

Ngày 7-11-1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam ra tuyên bố về chính sách chiến tranh xâm lược ngoan cố của chính quyền Nixon đối với miền Nam Việt Nam. Bản tuyên bố nêu rõ: “Miền Nam Việt Nam phải được độc lập, tự do… Nhân dân Việt Nam, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới đòi Mỹ phải chấm dứt xâm lược, rút hết quân Mỹ và quân các nước ngoài thuộc phe Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà không được đòi điều kiện gì, phải từ bỏ chính quyền tay sai Thiệu-Kỳ-Khiêm độc tài, hiếu chiến và thối nát để nhân dân Việt Nam giải quyết công việc nội bộ của mình”.

Sau khi Tổng thống Nixon đổi chiến thuật từ chiến tranh Đặc biệt sang Việt Nam hóa chiến tranh chỉ để lại cố vấn, viện trợ, rút quân Mỹ, Miền Nam Việt Nam tự xử. Trước thời cơ đó, chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam dưới sự điều khiển của Hà Nội, đưa ra tuyên bố trên.

Trong nội thành Sài Gòn đám phản chiến, thành phần thứ 3, thứ y, z… mở cờ trong bụng. Vì miền Nam vắng chủ (Mỹ) thì gà tre, gà ác, gà nòi, gà thiến… tha hồ mộc đuôi. Nhóm đảo chính của Trịnh Công Sơn theo lời Nguyễn Đắc Xuân, sốt ruột là vì vậy. Chúng tranh nhau lập thành tích chống Mỹ Ngụy để chuẩn bị chia phần khi hòa bình thống nhất.

Những tay làm chính trị ý thức điều này còn hơn đi buôn hùn vốn. Không có vốn chỉ là tà lọt, cây cân quyền lực nhạy hơn cân tiểu ly.

Câu hỏi đặt ra, tại sao phải thống nhất bằng chiến tranh? Tại sao thống nhất từ Bắc vô Nam mà không thống nhất từ Nam ra Bắc? Vì thống nhất bằng chiến tranh nên chia chác thành quả hòa bình thuộc quyền phe chiến thắng.

Và tại sao kêu gọi hòa bình mà không chờ thống nhất bằng hòa bình? Vì hòa bình, chẳng qua chỉ là con bài chính trị nhị trùng của thành phần thứ ba, thành phần thổ tả biểu tình đốt xe Mỹ, để Mỹ cút Ngụy nhào, Sài Gòn tự quyết.

Tự quyết là tờ bạc chính trị giả, một thủ đoạn gây quỹ khống, vì không thể xảy ra mà cứ ngây ngô bô lô ba la mà tưởng rằng, nó có thể là những cổ phần con cá gỗ, góp vốn chính trị chống Mỹ để có cổ phần thực khi về dưới “bóng cờ chung”.

Nghe kể ông Trần Bạch Đằng, mỉa mai thành phần ăn có này là thành phần lúc lắc giữa hai cái đùi, cho nên bọn họ rất tức dái khi hòa bình lập lại.

Dù rất tức dái vẫn lẽo đẽo dưới “bóng cờ chung” bủn rủn, cho đến khi sắp rút ống thở mới ú ớ biên thư gửi lên cát bụi: “Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì: ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc)”.

Ra Đảng rồi, không biết “bóng cờ chung” có ra khỏi vong không? Xin lỗi ma vì ghẹo ông!

Theo đức tin ông bà, địa ngục có nhiều tầng. Ngay cả thành phần Mặt trận giải phóng cỡ Trần Bạch Đằng, trong cái nhìn của Hà Nội dưới “bóng cờ chung” cũng là thành phần ngứa ngáy cần sát xà bông giữa hai cái đùi của Lê Đức Thọ và Kissinger, nên chi sau 1975 những thành phần giải phóng tai bèo này, không những tức dái mà còn bị thiến.

Coi kìa, Trương Như Tảng, bụm dái tản qua Tây; Dương Quỳnh Hoa, vén váy ra khỏi đảng; Trần Văn Trà, uống trà Tàu cắn móng tay; Nguyễn Hộ, họp chi bộ hài cốt những người kháng chiến cũ; Lữ Phương, làm con mọt gặm đáy xà lỏn Các Mác…

Lịch sử dư bi đát, chứng thực cho mọi cảm xúc dào dạt. Diễn nôm ý Dostoevsky, này các nhà văn, thoải mái đi vì tưởng tượng của mi chỉ là những con chí trên cái đầu khỉ của lịch sử.

Còn Trịnh Công Sơn, nghe nói bị đồng chí Hoàng Phủ Ngọc Tường bắt viết tự kiểm lần thứ hai dưới “bóng cờ chung”. Mong những người yêu ông, yêu ông hơn. Vì sa chân vào chốn tình yêu, nhất là yêu đồng bào, đồng chí, hòa bình thống nhất là thò cái lưỡi ái ân vào bi kịch háu ăn của hàm răng.

Vì sau chiến thắng là tới hồi đọc Lục súc tranh công. Sau phân chia nhà theo cấp, tướng thì quận 3, tá Phú nhuận…Ly kỳ nhất là phiên chia ghế trong sử xanh, Văn Tiến Dũng loại Trần Văn Trà, Hoàng Phủ Ngọc Tường khè Trịnh Công Sơn…

Kể cho nghe chuyện này. Một người đàn ông nọ bị vợ bỏ, than với Osho, thầy nói cho tôi thông, tại sao tôi làm tất cả cho cô ấy, tôi yêu cô ấy toàn tâm và sâu thẳm…?

Osho từ tốn hỏi, có thật mày yêu vợ hết cỡ không, có thật mày yêu không, nếu mày yêu toàn tâm và sâu thẳm mày phải yêu luôn cái lúc vợ mày bỏ mày lấy thằng khác. Sự phản bội của vợ mày nằm ngay trong cái chỗ sâu thẳm của cô ấy, nếu mày yêu vợ sâu thẳm, mày có yêu nổi sự phản bội của vợ, cũng từ cái chỗ sâu thẳm đó không?

Trịnh Công Sơn yêu thống nhất, trả giá với thống nhất, còn những ai yêu Trịnh Công Sơn, ghét cộng, sính Mỹ trả giá với Trịnh Công Sơn là sẽ phải tự thương lượng với bản thân hoặc sẽ phải tiếp tục mù quáng biện minh cho đối tượng đang yêu hoặc trừ bớt cảm xúc bằng cách tự sục cho lưng khí nồng để ngang với hiện thực của đối tượng sụt cân, mất thiêng.

10.

Như ở phần đầu tôi viết, loạt bài này có thể gây khó chịu cho những người yêu Trịnh Công Sơn và cũng có thể gây phẫn chí những ai ghét ông. Cả hai cảm xúc đó tôi đều muốn tránh, không chế thêm dầu vô lửa, không phi chính trị hóa ông như là tiếng nói nhân bản đứng trên lịch sử. Tôi chỉ muốn thấy sự mâu thuẫn, lấp liếm của lịch sử mà ông là một thí dụ phức tạp, hấp dẫn và gây ngộ nhận.

Tôi có còn nghe nhạc Trịnh Công Sơn? Có. Nhưng tôi bị vĩ tuyến 17 hóa trong cảm xúc khi nghe vì biết rõ ông đang nhị trùng trong âm nhạc, cụ thể trong những ca khúc Da Vàng và Kinh Việt Nam. Khi nhận ra tính hai mặt trong chính trị của ông, để tránh bao che, làm ngơ, tự ru ngủ mình rằng ông là của Việt Nam Cộng Hòa, bất đắc dĩ mới đánh đĩ với nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Vì trên thực tế, có hai con đường mang tên ông, ông được Đảng ghi công ngang với Huỳnh Văn Bánh, Đoàn Văn Bơ, Lê Văn Tám. Vinh quang và cay đắng là vậy.

Trong thời đại Hồ Chí Minh, thời của bạo lực cướp và giữ chính quyền và phần thưởng của nhà nước bạo lực chỉ dành tuyên dương những người có công với máu. Có công với máu, không thể bằng nước lã mà bằng thứ nước…có thể tạo nên máu. “Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước” nghĩa là thân của nước được nuôi bằng xác của người. Không có xác người, cờ sẽ nhạt, nước sẽ bốc hơi. Đó là quan điểm của Đảng định nghĩa về nước, định nghĩa về công, tội. Vì thế mới có câu trứ danh, “còn Đảng còn mình”. Chắc vì vậy ai muốn còn mình, nhất là còn tên mình được kêu trong sử xanh của nước, không thể không rình mò vô Đảng cho bằng được.

Trớ trêu thay, Việt Nam Cộng Hòa và thể chế của nó, ông muốn đảo chính lại là bối cảnh, nơi phát tiết âm nhạc của ông, ngay cả phần âm nhạc mang độc tố gián điệp mà ông muốn gieo rắc để thể chế đó mau đắp mộ phần. Chỉ vì chính thể đó không thuần chủng da vàng, lai căng. Tham vọng của ông khi viết tập Kinh Việt Nam là muốn tôn giáo hóa dân tộc. Trong cái dân tộc được tôn giáo hóa, ca khúc của ông sẽ biến thành kinh nhật tụng. Và ông vô hình chung là giáo tộc của những buổi tụng. Trên thực tế, âm nhạc của ông đang mon men đến chỗ đó, thiên hạ tề tụ tự nguyện tụng vì thấp thoáng tín ngưỡng tộc của mình trong đó, và dĩ nhiên, nó biến thành mồi ngon cho chính trị, tiền.

Điều cảnh giác và cần phê phán là việc sử dụng dân tộc để quyến rũ dân chúng, biến dân chúng thành tín đồ, một hình thức lú hóa dân chúng và khi dân chúng u mê, các thể loại lãnh tụ lên ngôi. Nơi nào lãnh tụ ngự trị, nơi đó tồn tại sự phê phán. Hai yếu tố tạo ra lãnh tụ là tình yêu và huyền thoại. Một người đem lòng yêu một huyền thoại vì huyền thoại đó nắm giữ đức tin cho họ và họ có nhu cầu ủy thác cả hồn xác cho huyền thoại. Các loại lãnh tụ là những kẻ có biệt tài tạo ra huyền thoại. Từ huyền thoại “vừa đi vừa kể chuyện” về cục gạch đến “huyền thoại mẹ” chong đèn che đàn con du kích dưới mưa…

Chắc có người cho tôi đang dốc sức đốt đền khi động đến Trịnh Công Sơn. Nếu là ngôi đền, không có cây búa hay ngọn lửa nào giỡn mặt được, và thậm chí có nghịch tặc giở trò, ngôi đền thiêng càng thiêng. Những ai tự nguyện bảo vệ đền, hãy cám ơn cây búa và ngọn lửa. Nhờ nó ngôi đền trong lòng bạn sẽ điên lên. Tức thiêng hơn.

Triết học chính trị trên online đặt vấn đề, muốn thực thi công lý thì phải mù. Còn thấy nhiều quá, không thể giơ tay phán quyết. Lỡ yêu rồi cũng vậy, cũng phải giả mù để được tấm mưa tình yêu. Trịnh Công Sơn thừa tài quyến rũ người hớ hênh giơ chân với âm nhạc. Mà lỡ giạng chân chắc chắn sẽ mang bầu.

Lỡ mang bầu rồi thì sao? Thì khóc chứ sao! Khóc ai? Khóc người và khóc mình. Người yêu nhạc Trịnh Công Sơn mang bầu với Sơn; còn Sơn yêu Việt Nam thống nhất, mang bầu với thống nhất.

Còn hai con mắt khóc người một con
còn hai con mắt một con khóc người.
Con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi
nhìn tôi lên cao nhìn tôi xuống thấp.
Con mắt còn lại nhìn cuộc tình phai
tình trong hai tay một hôm biến mất.
Con mắt còn lại là con mắt ai
con mắt còn lại nhìn tôi thở dài.

(Còn Hai Con mắt)

Phàm, dám chơi dám chịu. Nhưng sức người có hạn, ngay cả lãnh tụ. Giữa thiện và ác là tiếng thở dài. Trong tiếng thở dài, có mùi lận đận ăn năn? Chỉ siêu nhân mới vượt lên thiện và ác, mới không thở dài. Không thở dài thì mắc bệnh giang mai. Là ai? Kẻ giơ búa trước huyền thoại.

11.

Tình cờ đọc facebook của bạn Thịnh về cô Hoàng Trang, tôi có viết vài dòng rồi các anh TieuHo Pham, Tien Bac Dang, Lê Vĩnh Tài “vỗ tay reo mừng xác con (chữ)”, hứng chí ra loạt bài này và để kết thúc nó, tôi đáo lại giọng hát Hoàng Trang, mời những ai đọc loạt bài này, nghe cô ấy hát, rồi đọ thử điều tôi nói có lọt tai không.

Có thể nói sự cám dỗ trong ca khúc của Trịnh Công Sơn là yếu tố huyền thoại của lời, còn nhạc chỉ như là “phương tiện” tối giản đưa đẩy con thuyền huyền thoại bồng bềnh trên sóng thời gian. Dịp khác tôi nói về điều này.

Trong bối cảnh mạng xã hội, có thể nói nhanh, nhạc Trịnh Công Sơn chia thành hai loại. Loại mình ên ngồi trong xó nhà, quán vắng, taxi ế, thất tình, thất nghiệp, người yêu qua đời đột ngột như trong phim ngôn tình Hàn Quốc mùa đông…

Những tình trạng mong manh, hoang mang, chìm đắm, xa vắng, xa lạ, pha trộn giữa những thoáng nhức mỏi hiện sinh và an thần chánh niệm vô thường của cá nhân lui cui vun trồng bản ngã và sa đà, của hữu hạn và nhỏ bé trước cõi đời mênh mông và đất trời bao la.

Nhưng không băn khoăn nhị nguyên trầm thống giữa cái tôi mong manh với, mà hòa nhập làm một với cái ta của hoàng hôn, bình minh. Như một kinh nghiệm sinh tồn trên nền tảng phổ biến của cái gọi là nhất nguyên chùa chiền miếu mạo.

Từ đó hoa là em
Một sớm kia rất hồng
Nở hết trong hoàng hôn
Đợi gió vô thường lên
Từ đó em là sương
Rụng mát trong bình minh
Từ đó ta là đêm
Nở đóa hoa vô thường

(Đóa Hoa Vô Thường)

Đóa Hoa Vô Thường, có thể nói là biểu tượng vừa cụ thể vừa trừu tượng cho loại ca khúc, không phải trong Da Vàng hay Kinh Việt Nam.

Loại ca khúc này tôi không nghe ai hát hay như và hơn, Khánh Ly. Như thể giữa Khánh Ly và những loại ca khúc theo mô típ Đóa Hoa Vô Thường có sự quán chiếu qua lại, như thể vì giọng hát Khánh Ly mà Trịnh Công Sơn viết nên chúng, và chúng mới thật sự là những Đóa Hoa Vô Thường, chỉ qua mỗi giọng hát dị thường của Khánh Ly.

Tính đồng điệu khăng khít giữa nhạc và giọng hát, mặc nhiên không có giọng hát nào có thể chen vô, cắt ngang, chồng lên hay bỏ lại. Có 3 cặp đồng điệu và khắng khít như vậy trước 1975 ở miền Nam là Thái Thanh- Phạm Duy; Khánh Ly- Trịnh Công Sơn; Lê Uyên Phương. Họ là những cặp trầu cau như cổ tích.

Nhưng, những ca khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, cụ thể là những bài Ta Đã Thấy Gì Đêm Nay, Nối Vòng Tay Lớn…Trịnh Công Sơn viết như thể là để dành và chờ cô Hoàng Trang. Và hát loại nhạc này của Trịnh Công Sơn, hơn nửa thế kỷ, chưa có ai, ngay cả Khánh Ly qua được Hoàng Trang. Tại sao?

Tại vì Trịnh Công Sơn sáng tác chúng trên cái nền cảm xúc và ý hướng thống nhất. Trong chia cắt và trong “ngộ nhận” chiếm đóng của ngoại bang làm nảy sinh nhiệt tình cách mạng cho nên nó thành lãng mạn dân tộc và chính trị thống nhất.

Những ca khúc Da Vàng và Kinh Việt Nam, phác họa tình cảnh nhức nhối của chết chóc hiện tại và hình ảnh thanh bình mơ mộng khi thống nhất thành công. Chính trị trong cảm xúc cách mạng là phải bôi bác hiện tại và mơ mòng tương lai. Vì hiện tại tồi tệ, không xứng nên mới nảy sinh khát vọng cách mạng. Một khi nhiễm cách mạng thì hăng hái xuống đường, đảo chánh. Hiện tại là cờ bay trên đỉnh Thủ Ngữ, Trịnh Công Sơn chẳng ngó ngàng mà trông ngóng những lá cờ mập mờ bay trong đêm…

Khánh Ly không có cảm xúc và cảm hứng về tương lai của cách mạng nên không nhập hồn những ca khúc lạc quan, phơi phới về ngày mai, phơi phới ngay trên những xác người, của đồng loại, thậm chí của chính mình. Cảm xúc của hy sinh, một đặc tính mà lãnh tụ cách mạng không ngừng kêu gọi.

Trong khi Hoàng Trang, ngang với khánh Ly trong nguồn hơi trời ban, và hơn Khánh Ly một ngàn lần là Hoàng Trang “may mắn” lớn lên trong mùa cách mạng, “… em lớn lên trong mùa cách mạng”. (Mộng Lân)

Chính cái khí hậu lãng mạn “cách mạng” tiểu tư sản trong nhạc Trịnh Công Sơn, thổi một làn gió lào vào cánh diều đoàn viên thanh niên của Hoàng Trang. Nếu Hoàng Trang hát Tình Ca của Hoàng Việt, Lá Đỏ của Hoàng Hiệp, Ta Thấy Gì Đêm Nay, độ lạc quan về ngày mai ngang nhau. Nhưng lạc quan tiểu tư sản thành thị gặp lạc quan Pác Bó thì thành phó lạc quan ngay.

Nếu người nghe vô tư rất dễ cất cánh theo giọng hát của cô ấy. Hãy thử nghe, Ta Đã Thấy Gì Đêm Nay, rồi đem Khánh Ly ra so giữa hai người cùng hát bài này. Để thấy cái bẫy nhị trùng mừng anh em xa lơ bạn bè gần trong ca khúc Kinh Việt Nam của Trịnh Công Sơn.

12.

Có lần tôi nghe một tiến sĩ vật lý nói một câu như thơ siêu thực, tấm kính dày 1 cm, cao 3 m chắn hết mặt tiền tòa nhà, chỗ chúng tôi đứng nói chuyện là nó đang chảy. Một ngàn năm sau nó sẽ thành cát và “gió cuốn đi”. Tôi ngạc nhiên hết sức, tưởng rằng hiển nhiên kính là rắn, hóa ra lại lỏng. Không biết tại sao tôi nhớ chuyện kính để vô đề chuyện “lai căng” và “bội tình” trong nhạc của Trịnh Công Sơn:

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, một bọn lai căng
Gia tài của mẹ, một lũ bội tình

Xin phép vong ông, hôm nay tôi chất vấn và phê phán hai khái niệm lai căng và bội tình. Tôi biết truyền thống nguyên căn của chúng ta không được hỗn với những gì đã được thiêng liêng hóa. Có thể cãi cha mẹ rồi làm bộ bỏ nhà đi hoang, cho đến khi ăn bánh mì nguội đọc nhật trình thấy lời nhắn: “Mọi lỗi lầm của con, cha mẹ tha thứ hết, thôi con hãy về đi”… Nhưng với tổ tiên hay những bậc thánh hiền, chớ có giỡn, hỗn. Hồi nhỏ ở Bạc Liêu, gần sóc Miên có một cái miếu, gọi là miếu Ông Tà. Người già nói nó thiêng lắm khiến cái tính hỗn tiềm năng trong tôi nổi dậy, tôi bèng mò vô coi cái gì ở trỏng, té ra chỉ thấy có mỗi cục đá cho ho. Tôi thở phào đưa tay rờ, cảm giác man mát nhưng lòng không buồn. Sau này tôi tự giải thích vì sao nó thiêng vì Bạc Liêu không có núi mà lòi ra cục đá bằng trái mít, ôi trời ơi, quá đủ thiêng rồi!

Tôi biết ông có nhiều tín đồ. Họ đang nghĩ tôi ẩn dụ hỗn hào, chỉ giỡn chút để lấy không khí chứ nghiêm nghị quá, coi chừng giống cán bộ văn hóa thành phố đó nghe.

Hồi thập niên 90 thế kỷ 20, hay ngồi với nhà thơ Bùi Chí Vinh và nhà văn Huỳnh Phan Anh, hư hỏng và thơ mộng suốt ngày, có lần thấy Bùi Giáng sà vô bàn mấy đồng hương Quảng Nam, nói bâng quơ, cười móm mém, rồi vội lơn tơn bước đi, chắc là chán lũ người nghiêm nghị mà bày đặc say sỉn, ông ra giữa sân nằm phè dưới nắng. Thề với chó dại và càn khôn, tôi thấy Vũ Hạnh, áo cháo lòng, đóng thùng, thân hình cao lớn như Từ Hải sắp bị bêu đầu đi ngang như hòn đá lăn qua chỗ ông nằm, gần như sắp giẫm lên mà vẫn thản nhiên nghiêm nghị không thấy dưới chân là Bùi Giáng đang phè phỡn phơi thân bèo trên địa đàng. Từ đó tôi biết thế nào là cốt cách cán bộ văn hóa thành phố, nghiêm nghị là bởi. Một trong những lý do mà Bùi Giáng múa may chắc tại vì lủ khủ đám cài khuy đóng thùng trong ý nghĩ.

Lung khởi bấy nhiêu đủ rồi, vô đề nghen. “Một bọn lai căng”, à, là bọn nào hỡi ông, có biết không? Nhưng đây rõ là một lời mắng, khinh. Ồ, mắng, khinh nhau là chuyện thường Nam Trung Bắc khi ý thức hệ là cục đá tảng trong lòng ngổn ngang của tên ngốc lên, trỗi dậy.

Nếu nhìn từ sinh học tiền công nghệ, người Việt nào và ở đâu là thuần chủng? Bách khoa thư Google nói, giống Giao Chỉ chỉ sót vài móng đi không nổi, chỉ đứng lên ngồi xuống và rỉ ra quần, ở Nghệ An. Và thuần chủng là cái khỉ gì, ở đây? Là không thể xỏ giày, đi dép vì hai ngón chân cái cứ nhìn nhau chầm chầm và âu yếm bằng một góc 90 độ.

Trong một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, hãy mở nắp sọ mốc ra mà tưởng tượng, đô hộ là gì? Đô là đô con, là con cặc gồ ghề; hộ là lồn, là đất phì nhiêu, là những sản vật quý hiếm từ đất. Đô hộ là vác cặc đi đụ thiên hạ. Là giết, thiến, đày đàn ông để đụ đàn bà ngọc ngà châu báu. Bố tôi Bắc kỳ Hà Đông, tôi tin 51%, bố tôi là Bắc Kỳ Tàu, thế nào cũng dính tí máu đô hộ Sỹ Nhíp. Má tôi Nam Kỳ Bạc Liêu, nhưng ông nội má tôi, Chệt chìm tàu 100%, lưu linh lục tỉnh. Đụ mẹ, làm sao tôi có thể vỗ ngực, tao thuần chủng. Trịnh Công Sơn cho là thuần Giao Chỉ đi, mới mắng và khinh người khác lai căng, nhưng nhạc của ông DO RE MI chứ đâu có XANG XỪ LÍU. Chưa kể, 24 chữ cái trong túi (dái) Giáo sĩ Francisco de Pina, Bồ Đào Nha rãi ra để 100 năm sau cho ông chút lông cánh nô lệ, viết ra chữ “lai căng” từ hai âm ai, ăng.

Về văn hóa, càng không thể hé răng, chứ đừng mở miệng mị dân lai căng. Nói nhanh, không cần Google, văn hóa là quá trình lai căng. Hay văn hóa là nhét cái lai vô cái căng. Hay văn hóa là kéo cái căng cho bằng cái lai. Hay, hay, tôi có thể lô tô một đống định nghĩa về văn hóa và lai căng.

Muốn không lai căng, hãy lên rừng cà răng căng tai. Nhưng người Ê Đê bây giờ cũng lai ráo trọi rồi, tìm đâu một người cà răng. Thử hỏi Lê Vĩnh Tài hậu hiện đại, hắn có căng tai không?

Có một chuyện lai căng động trời, không biết Trịnh Công Sơn có dám mò tới không? Tôi chất vấn vong ông và tất cả tín đồ hay róng nhạc lai căng của ông, đố biết chuyện đó là gì?

Số là, vào một đêm đông không nhà ở kinh thành Ba Lê huê dạng, có một thanh niên khí tồn tại não từ miền trung phần Giao Chỉ, bắt được dòng điện khí hóa thuộc địa từ luận cương Lê Nin, từ đó anh chàng vốn giồng Giao Chỉ, thoát ách nô lệ thành nhà kách mệnh Đông Dương, dắt dìu về quê nâu sòng, nơi ai bảo chăn trâu là khổ, một chủ nghĩa lai căng sấm sét, nẹt khét đồng bào.

Từ dạo ấy quê hương nâu sòng, có mặt trời chân lý, chói qua tim. Đứa nào không chịu chân lý chói qua, thủ tiêu. Cỡ Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm chỉ lừng khừng ở mức đệ tứ, bùm. Phải tới đệ tam như Trần Văn Giàu, Trường Chinh chân lý mới thành cách mạng. Cách mạng là giác ngộ ánh sáng Lê Nin. Có ánh sáng Lê Nin, quê hương nâu sòng Giao Chỉ mới tưng bừng sản xuất ra những cánh đồng năm tấn con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa.

Cán bộ tính hay con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa tính là tính cực đỉnh, cực chất của “bọn lai căng” vì nó được tôi luyện, sấy hấp ở cấp chủ nghĩa, có hệ thống cống ngầm triết học duy vật biện chứng đổ bê tông trong óc.

Hy vọng tôi hiểu lầm, Trịnh Công Sơn kính nhi viễn chi phạm trù lai căng này.

Bây giờ tôi tin, hiểu đúng Trịnh Công Sơn nè. Ngày 8/3/ 1965 hải quân Mỹ vào Đà Nẵng, “lính Ngụy” và những người Con Gái Việt Nam Da Vàng xếp hàng vẫy bông chào. Sau đó vài năm, Hùng Cường, Mai Lệ Huyền, Elvis Phương bắt đầu lai căng rậm rộ ở Sài Gòn. Một em Mai Lệ Huyền nhảy tuýt cạnh anh lính Hùng Cường hóa trang trên sân khấu, rẻ tiền như khỉ mắc phong hát về Dù, Mũ Nồi Xanh, Lôi Hổ…; còn Elvis Phương, lòi đuôi Elvis Presley trong Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang; Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang là lũ Thú Hoang, lạc đàn vô vùng Mặt Trời Đen…không thấy những bóng cờ đêm sắp kéo về Nối Vòng Tay Lớn.

Áo bó, quần loe, khói Salem tỏa rõ là Mỹ hóa. Một trăm năm nô lệ moi toi cất tiếng Buồn Ơi Chào Mi đám hippie tân thời nhảy tuýt, nghe và hát Vết Thù…Vậy là, một trăm năm nô lệ moi toi thóa mạ lũ me you english for today là lai căng. Chẳng qua, chỉ là lai căng cũ ăn ti lai căng mới nhưng làm bộ như thể bảo vệ nguyên căng núp bóng da vàng đặng rẻ rúng đám Mỹ hóa đang lật trang văn hóa Sài Gòn. Còn lai Tàu, Tây, Xô Viết, tính sao hỡi Gia Tài Của Mẹ? Chả lẻ Gia Tài Của Mẹ, không bao gồm phần bên kia vĩ tuyến?

Tôi chơi nát bét tuổi trẻ ở Sài Gòn (thập niên 90 thế kỷ trước) với mấy ông anh văn nghệ trí thức thuộc thành phần hậu duệ của “một trăm năm nô lệ giặc Tây” và thấy, trên đỉnh văn hóa lai căng của họ là thái độ coi thường văn hóa pop art, và Mỹ, họ thường chê, không có triết học. Trịnh Công Sơn cũng đứng ở chỗ văn hóa “một trăm năm nô lệ giặc Tây” đã thấy phận mỏng cánh chuồn của mình ở vào tình thế như đất lở dưới chân, buộc lòng miệt thị lũ choi choi học đòi hippie, cao bồi là “bọn lai căng”.

Từ xung đột văn hóa lai căng Tây với văn hóa đang lai căng Mỹ, Trịnh Công Sơn chính trị hóa vấn đề, biến sự lỗi thời văn hóa bản thân thành câu chuyện Gia Tài Của Mẹ nhằm kích động những đứa con mếu máo và mặc cảm, đứng lên chống “bọn lai căng” mới, nhân danh giữ gìn sự trong sáng Gia Tài Của Mẹ. Hành động này giống hành vi mét má của đứa bé khóc nhè, bị một đứa ngổ ngáo láng giềng ăn hiếp.

Cơ sở chống lai căng là dựa vào con ma, có tên là Hồn Việt. Hồn Việt là phần “thâm thẩm chiều trôi” nhất trong đống mơ hồ bối rối nhất của cái gọi là Gia Tài Của Mẹ. Kiểm kê Gia Tài Của Mẹ được không? Ai cầm chìa khóa gia tài này? Ai định nghĩa và sử dụng gia tài này?

Hồi sáng cà phê với Cao Hùng Lynh, vờn qua thẩy lại con ma Hồn Việt, bất ngờ Cao Hùng Lynh cống hiến cho câu chuyện xì hơi Hồn Việt bằng một cái bắt ấn xuất thần, khiến con mà Hồn Việt hiện nguyên hình là Lồn Việt. Từ nay tôi nương tựa Lồn Việt để luận và lùng những kẻ độc chiếm Hồn Việt.

Một nhóm gồm Mai Quốc Liên, Vũ Hạnh… đang là những tú ông, cai đầu dài cái Lồn Việt dưới tên cấp phép hành nghề là tạp chí Hồn Việt. Kẻ bảo kê cũng là khách sộp, Bộ Văn Hóa và Truyền Thông.

Nhân danh nhà nước, tạp chí Hồn Việt định danh, xếp loại ai, sự kiện nào xứng đáng trong ngôi nhà ma Hồn Việt. Hồ Chí Minh chắc chắn là Hồn Việt số một, còn Ngô Đình Diệm, có phải Hồn Việt không? Quang Trung là hồn Việt nhưng Gia Long, có phải Hồn Việt không? Nguyễn Thị Bình Hồn Việt, còn Trần Lệ Xuân có Hồn Việt không? Nghệ sĩ nhân dân Thanh Hoa Hồn Việt, ca sĩ tuýt Mai Lệ Huyền, có Hồn Việt không? Danh sách so sánh thách thức kiểu này còn dài, liệu chủ chứa Lồn Việt có giải quyết khiếu kiện đòi quyền gia nhập Hồn Việt của tui không?

Bình Ngô Đại Cáo lẫm liệt Hồn Việt; Truyện Kiều siêu Hồn Việt, nhưng Đụ Vỡ Sọ của tui có phải Hồn Việt không? Giải quyết không xong, tui theo dân oan về Trung Ương khiếu kiện, không phải nhà đất mà quyền tất yếu Hồn Việt của bài thơ Đụ Vỡ Sọ.

Tôi hoan hô con ma Hồn Việt, với điều kiện, nếu tất cả những trường hợp vừa nêu đều là thành phần không thể thiếu của ngôi nhà ma Hồn Việt. Còn tạp chí Hồn Việt, phân biệt, chính trị hóa Hồn Việt, cái gì hợp với quan điểm, lợi ích của mình mới là Hồn Việt, tôi không thể có cách giải thích nào khác, Hồn Việt chính là con yêu tinh của cái Lồn Việt.

Tôi muốn người đọc cùng tôi nhủ lòng, như tờ giấy chậm thấm vệt mực ướt đầm lịch sử để con ngươi khô ráo, tỉnh trí đến mức trào lộng tháo gỡ trò ma mảnh đã thành truyền thống, giả thiêng này.

Thử qui giãn một khái niệm mơ hồ là Hồn Việt về một hình tướng có thể tưởng tượng, cái bẫy lộn lèo là Lồn Việt. Để làm việc này không thể không làm cái việc bất đắc dĩ của một pháp sư bắt ấn, chiếu yêu những thủ đoạn quyền lực của ma vương tàng hình. Nhưng từ một hữu thể mê cung là Lồn Việt, chỉ búng cái tạch sẽ thấy ngay tương quan giới tính giữa Lồn Việt và Cặc Việt. Một hình tướng trung tâm, đối trọng với Lồn Việt chém vè, giấu mặt như đám ma cô chính trị chăn dắt bọn đĩ bút, đĩ bụt, đĩ viện sĩ hàn lâm câm như hến và vo ve như ruồi. Truyền thống hai mặt, một mặt đánh bẫy, một mặt nghi binh, con mồi là đồng bào khờ khạo, dáo dác bị chuyển từ loại bẫy này sang loại bẫy khác cho đến khi không biết mình là con mồi. Cái bẫy lên ngôi, kẻ đánh bẫy và người mắc bẫy cộng sinh cộng tồn dựng tượng, đắp lăng, xây bức tường quyền lực.

Trong mô hình quyền lực cộng tồn này, một bên thủ đắc chủ thể đực (Cặc Việt), đóng vai định tính và phân loại, phân phối, một bên chủ thể cái (Lồn Việt) nhận sự định tính và phân loại, đàn ông cúi đầu, đàn bà giạng chân. Tương quan chảy nước trên giường, trên chính trường thành tương quan “tôi nói đồng nghe rõ không”, nghĩa là tôi đụ đồng bào có sướng không? Hay “một bọn lai căng” nghĩa là bọn sa ngã trên nệm lò xo âm nhạc với Hùng Cường, Elvis Phương đã bội tình tao (Trịnh Công Sơn)!

Mà tao là Hồn Việt, con nào không ngủ với tao là phản bội Hồn Việt. Mà tao là Hồn Việt, thắng nào chống lại tao là phản động Hồn Việt. Mà tao là Hồn Việt, lũ nào không cúng ông bà mà quỳ trước Vatican là lạc mất Hồn Việt… tao cũng là Cặc Việt, đứa nào tao đụ, quy phục tao là Lồn Việt; đứa nào không, chống là bọn, lũ phản động, “bội tình”.

Bội tình và phản động, đồng nghĩa, dị âm.

Đảng và Trịnh Công Sơn không hẹn mà gặp, mà giao nhau ở một điểm là muốn độc quyền định nghĩa Hồn Việt. Đảng định nghĩa bằng bạo lực, Trịnh Công Sơn định nghĩa bằng âm nhạc, nghĩa là, cả hai đều muốn thôn tính, độc quyền đụ Lồn Việt.

Tôi có đọc câu chuyện trên mạng hồi sau tết (2020), trong bữa sáng ăn bún bò Huế giữa ông thủ tướng Phúc cùng vài lâu la với ông Huế học Nguyễn Đắc Xuân, ông Nguyễn Đắc Xuân ngán bún bò, đang nhỏ dãi cậy ông Phúc thọc lét bộ chính trị để công nhận Huế thành Cố Đô của Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Ý ông Xuân: Cố Đô sẽ là nơi tàng trữ, bảo quản và quảng bá với thế giới về giá trị Hồn Việt. Tức là, Hà Nội lo cai trị Hồn Việt, Sài Gòn lo kiếm tiền nuôi Hồn Việt, Huế là hiện thân của Hồn Việt. Và Nguyễn Đắc Xuân sẽ là thái giám của Đảng, lao chùi, xức dầu thơm cho Lồn Việt, cám dỗ khách làng chơi năm châu.

Từ nay, đứa nào mở miệng nói Hồn Việt, tui thấy ngây, nó là thái giám của Đảng chuyên ngành săn sóc Lồn Việt.

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu” đã để lại “một bọn lai căng” là Quốc Tử Giám.

“Một trăm năm nô lệ giặc Tây”, đã để lại “một bọn lai căng”, là Phủ Chủ Tịch.

Năm mươi năm nô lệ Xô Viết, đã để lại “một bọn lai căng”, là lăng Hồ Chí Minh.

“Hai mươi năm nội chiến từng ngày”, đã để lại “một bọn lai căng”, là bài hát Gia Tài Của Mẹ.

Hệ quả là một bầy cóc nhảy ra:

Lai căng Tàu, “bội tình” Âu Cơ.
Lai căng Tây, “bội tình” Khổng Tử.
Lai căng Mỹ, “bội tình” Tuấn Chàng Trai Nước Việt.

Kêu ca tình trạng nô lệ, lai căng, bội tình rồi len lén vẫy gọi chiến tranh trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn, không thể giải quyết Gia Tài Của Mẹ bằng mơ mộng thống nhất. Vì chiến tranh kết thúc hơn 40 năm nhưng coi bộ tình trạng nô lệ, lai căng, bội tình dưới nhiều hình thức, xem ra, còn trầm trọng hơn vì các thế hệ lớn lên và già đi trong thống nhất, không tìm thấy chỗ nương náu cho niềm tự hào rồi ngậm ngùi nhét đầy túi đô la, hỉnh mũi thành con người mới Tư Bản Chủ Nghĩa.

Kẻ đốt xe Mỹ, qua Mỹ bế cháu; kẻ đội bom Mỹ, qua Mỹ lỉnh tiền già; kẻ chống Mỹ cứu nước, qua Mỹ giả điên, ăn tem phiếu… Vì cả lũ vỡ mộng thống nhất, đâm ra mặc cảm toàn thân, từ lịch sử thống nhất đến dân tộc độc lập. Đảng thì quái ác, nhà nước thì quái gở, dân thì vô can… Ba yếu tố cấu thành Gia Tài Của Mẹ!

Chả lẽ, chỉ gia tài âm nhạc của Trịnh Công Sơn là đáng tự hào?

Tại sao ca khúc của Trịnh Công Sơn có tính mê hoặc, dù người nghe vẫn biết hoặc mơ hồ nhận ra sự khác biệt chính kiến nhưng vẫn bị chuồi theo câu chuyện nửa mê nửa thực nửa cụ thể nửa mơ hồ, lắc lư giữa hoàng hôn và bình minh như con đò đĩ tính bềnh bồng trên Sông Hương.

Đêm chong đèn ngồi nhớ lại
Từng câu chuyện ngày xưa.
Mẹ về đứng dưới mưa
Che đàn con nằm ngủ
Canh từng bước chân thù.
Mẹ ngồi dưới cơn mưa

(Huyền Thoại Mẹ)

Chữ đĩ tính, không biết xuất phát từ nghề làm đĩ của giới nào, nam hay nữ, tình dục hay chính trị. Dù lịch sử nguyên bản hay biến dị của đĩ tính thế nào, nhưng hiện thực đĩ tính của nó là tính cách khó lường, giữa phóng đãng và chính chuyên, giữa nịnh hót và trịch thượng, giữa đần độn và ma mãnh, giữa Thúy Kiều và Nguyễn Du, giữa nghệ thuật và chính trị…

Cấu trúc lưỡng phân (Lévi-Strauss), giữa trời và đất, giữa sống và chết, giữa hy vọng và tuyệt vọng, giữa mẹ và con… là điều kiện vật chất cho đĩ tính lạng lách, nó làm nên tính chất mê hoặc của khái niệm huyền thoại. Nghệ thuật huyền thoại, khai tâm và lắng đọng trong tiềm thức, dù còi cọc hay bụ bẫm của người Việt từ tấm bé. Đứa nhỏ vừa lọt lòng máu me, chẳng bao lâu, chui tọt vào cái bọc nhớt nhau huyền thoại Âu Cơ. Cả đời, dù có đi bốn phương, vẫn không ra khỏi lòng mẹ, hoặc già như chuối chín cây, hoặc xanh ngời ngời như chuối Âu Cơ. Trong gia đình, mỗi người Việt Nam vẫn nằm co trong lòng mẹ cách nào đó, nhưng trong xã hội, mỗi người Việt Nam lại phải giật cùi chỏ nhau hộc xì dầu trong bọc Âu Cơ. Kết quả là huyền thoại banh chành, phân nửa túm bộc nhớt chạy lên núi, phân nửa vứt bọc nhau lao xuống đồng bằng, rồi trôi ra biển.

Huyền thoại Âu Cơ mang tính khái quát và tiên tri chính trị, hiển hiện sống động trong từng thời kỳ lịch sử. 

Ngô Quyền chấm dứt một ngàn năm bắc thuộc (938) chẳng bao lâu khởi loạn 12 sứ quân. Nguyễn Hoàng chạy xa người anh rể Trịnh Kiểm (1558), chẳng mấy chốc thành chúa Nguyễn đàng trong (1600). Gia Long thống nhất hai đàng thành một (1802), Pháp đô hộ, tái cấu trúc Việt Nam thành ba kỳ (1884). Sau Điện Biên Phủ (1954), ba kỳ thành hai. Sau 1975 trở lại Việt Nam thống nhất nhưng “vết lăn trầm” của ba kỳ đang sưng tấy, thấy kỳ kỳ. 

Khi Việt Nam thống nhất, tương thích với huyền thoại Âu Cơ thuở còn chung bọc; khi Việt Nam chia cắt, tương thích với huyền thoại Âu Cơ thời chia bọc, phân nửa theo Tiên, phân nửa theo Rồng. Giữa huyền thoại và lịch sử là chính trị, nó sử dụng huyền thoại làm vũ khí dí vào cảm xúc, kéo bè, chia phe. Khi Hồ Chí Minh cần máu cho thống nhất thì, “hỡi đồng bào” và Nam Bắc Trung đều có kẻ rưng rưng vì vô thức đồng bào trong họ bị đánh thức, nhưng ông Ngô Đình Diệm, khó chơi, “hỡi đồng bào” vì xây tường Bến Hải là không quy hồi tính chất ban sơ cái bọc, chỉ được phân nửa cái bào giơ tay. Lẻ ra, ông nên nói, “hỡi nửa đồng bào”. 

Huyền thoại Âu Cơ bất lợi cho câu chuyện chính trị chia cắt. Vô thức của huyền thoại đồng bào bị chính trị thống nhất giật dây, sử dụng, dù vậy, lịch sử đã cho thấy, câu chuyện lắc lư giữa đồng bào và chia bào vẫn còn như là một ẩn dụ trên chiếc đò đĩ tính hiện thực trên Sông Hương. 

Một khía cạnh khác của thủ pháp huyền thoại là loại trừ. Loại trừ số nhiều để thành số ít, thành cái duy nhất; loại trừ cái cụ thể để còn lại cái mơ hồ. Huyền thoại được nhận diện hay bao gồm hai yếu tố đó, mơ hồ và duy nhất, hay mơ hồ và độc tôn. Tiên, Rồng vừa mơ hồ vừa duy nhất. Mẹ Thứ, mẹ Suốt, mẹ Mít, mẹ Ngư, mẹ Rành… có khoảng 44 ngàn bà mẹ có tên như thế trong hai cuộc kháng chiến nhưng khi danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng ra đời, lập tức 44 ngàn cái tên cụ thể kia trở nên mơ hồ. 

Và khi cái cụ thể bị biến thành mơ hồ là dọn chỗ cho cái duy nhất hay độc tôn lên ngôi. 

Nhưng cái danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, cũng trở nên tầm thường trước ngôi lời huyễn hoặc của Huyền Thoại Mẹ. Huyền thoại là nơi ngự trị huyễn hoặc của cái độc tôn. 

Mẹ chìm trong đêm tối,
Gió mưa tóc che lối con đi.

Mẹ về đứng dưới mưa,
Che từng căn nhà nhỏ

Mẹ là gió uốn quanh,
Trên đời con thầm lặng

Mẹ là nước chứa chan,
Trôi dùm con phiền muộn

(Huyền Thoại Mẹ)

Người mẹ anh hùng do chính trị sản sinh trên sinh mạng của những đứa con của mẹ Thứ, mẹ Ngự, mẹ Rành… Có bà cống hiến vài đứa, nhiều nhất là 9, 10 đứa, và khi đủ số đứa chết theo quy định của nhà nước, mẹ của những hy sinh đếm được đó trở thành Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Bức tượng bằng đá hoành tráng ở Quảng Nam vừa hao hao mẹ Thứ vừa loại trừ tất cả 44 ngàn mẹ cụ thể để trở thành Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Dù sao thì, bà mẹ anh hùng này cũng chỉ tạc bằng đá, dù là hoa cương nhưng không thể sánh với người mẹ do Trịnh Công Sơn tạc, không bằng đá, gỗ, kim loại mà bằng gió, nước và tóc. Gió và tóc che lối cho con, che hầm cho con, che lều cho con, và nước thì trôi hết phiền muộn của con. Vì con là chiến sĩ nên gió và nước mới là hiện thân của mẹ, tức huyền thoại hóa (xóa) 44 ngàn bà mẹ và một Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng để trở thành câu chuyện, “mẹ là gió uốn quanh”, “mẹ là nước chứa chan”. 

Để mỗi lần hát Huyền Thoại Mẹ là một lần hồi tưởng lịch sử đẫm máu của chiến tranh mà nghe nhẹ như không, như cổ tích. Tôi gọi đó là chức năng đĩ tính của huyền thoại. Bởi nó biện minh “hồn nhiên” cho bạo lực và vô hình chung, thành vũ khí “vi trùng” cho chính trị.

Dùng cấu trúc và tính chất huyền thoại như vừa phân tích, giải mã cấu trúc ca từ mê hoặc trong ca khúc Trịnh Công Sơn. Chẳng hạn:

Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh

(Tôi ơi đừng tuyệt vọng)

Vẫn là lối lưỡng phân giữa hy vọng và tuyệt vọng. Quanh co một hồi giữa tôi và em, giữa hy vọng và tuyệt vọng, câu chuyện vẫn không thoát lối mòn của huyền thoại, “em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh”. Trong tương quan nhị nguyên, giữa hy vọng và tuyệt vọng, giữa tôi và em, lắc qua lắc lại theo chiều tiến do hy vọng bị đóng đinh, nhưng khi thực tế dọng cùi chỏ vô mặt, thay vì hộc máu trong tuyệt vọng, lại chứng nào tật nấy, lại khăng khăng, “em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh”.

Cái logic của hiện thực, tuyệt vọng là hậu quả nhãn tiền của hy vọng. Vì hy vọng vào cách mạng, vào ngọn cờ đêm, vào anh em ta về, vào vòng tay lớn, vào hầm chông, vào thống nhất… nên bây giờ mới, “con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo”. 

Nhưng logic của huyền thoại sẽ là, dù “linh hồn lạnh lẽo” cũng phải thành “hồn nhiên” và từ “hồn nhiên” mới thành “bình minh”. 

Và chỉ có logic tất yếu của cách mạng, khi “mặt trời chân lý chói qua tim” mới “binh minh” hóa “linh hồn lạnh lẽo”. Từ “linh hồn lạnh lẽo”, qua trung giới của “hồn nhiên”, “lạnh lẽo” tất yếu thành “bình mình”. 

Logic của huyền thoại và logic cách mạng, có điểm chung, biến điều không thể thành có thể, tức “sỏi đá cũng thành cơm”. 

Đĩ tính của huyền thoại là vậy. Nhưng không có chuyện gì đơn phương. Mê hoặc trong lòng ta. Ma quỷ trong lòng ta. Tình yêu trong lòng ta. Huyền thoại trong lòng ta. Và đĩ tính cũng trong lòng ta. 

Thấy người là thấy ta.