Ann Phong là một họa sĩ với nét cọ thi vị, thời điểm gần đây trong cuộc hành trình hội họa chung, chị sử dụng chất liệu phế thải để thể hiện những ý tưởng mà chị mong được chia sẻ với chúng ta trong cuộc sống. Tiếp tục đọc
Ann Phong
Nguyên Yên | Chờ đợi
chỉ một tiếng động nhẹ
đủ bồn chồn thức
biết không phải anh gọi
vẫn mở mắt cố tìm một dấu hiệu
cố thuyết phục mình
như mỗi đêm đứa nhỏ hồi hộp nhìn ra cửa Tiếp tục đọc
Nguyên Yên | Tin
là khi trái tim phỉnh cái đầu
mở ra bầu trời
mời gọi giấc mơ
là khi chênh vênh trên miệng vực
ảo tưởng một bàn tay
chìa ra hy vọng Tiếp tục đọc
Nguyên Yên | Khoảng trống. Cô độc. An toàn
Khoảng trống
người ta không thể nhìn thấy nó
không biết gì về hình dáng, thể chất của nó
cũng không có khái niệm về độ sâu hay chiều cỡ của nó
liệu nó phi hạn hay giới hạn
người ta chỉ biết mình có nhu cầu,
chắc nịch như niềm tin tôn giáo Tiếp tục đọc
Ann Phong | Tranh
Khắc Dấu Mạn Thuyền
Trong quá trình sáng tác, tôi để cảm xúc tôi chuyển động với những gì xảy ra xung quanh tôi.
Tôi thích đi lang thang, thích nghe tiếng người, thích lẩn mình trong đám đông nhìn mọi người lao xao xoay xở trong cuộc sống. Mỗi tác phẩm của tôi, mỗi quãng thời gian tôi sống, tôi ghi lại như một dấu khắc trên mạn thuyền đời. Những dấu khắc về con người sống xa xứ, con người sống tại quê nhà, hay con người sống ở thế kỷ 21. Tiếp tục đọc
Ann Phong – “White Boat, Black Boat”
Trịnh Cung, Ann Phong, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Minh Thành, Đỗ Hoàng Tường – Bàn tròn mỹ thuật (phần 2)
Phần 2: (tiếp theo phần 1)
Trịnh Cung: Với ý kiến trên của anh Nguyễn Quỳnh, tôi nghĩ chúng ta có thể dừng lại ở đây việc luận bàn về vai trò lý thuyết cho sáng tạo nghệ thuật và thực trạng của nó ở Việt Nam, vì với phạm vi của một bàn tròn, chúng ta coi như đã đạt đến những vấn đề cơ bản. Hôm nay, tôi xin các anh chị chuyển sang vấn đề thực hành, một vấn đề thiết thân của người làm thực hành như tất cả chúng ta. Trong vấn đề “nghề” này, các anh chị đã có kinh nghiệm như thế nào? Trường hợp của một người được học ở Mỹ như chị Ann Phong thì việc thực hành một tác phẩm có gì khác hơn những người học trong nước như anh Đỗ Hòang Tường? Tôi cũng muốn hỏi riêng anh Đỗ Hòang Tường rằng:“Sau khi tốt nghiệp Trường Đại Học Mỹ Thuật TP. HCM, anh vẽ tranh sơn dầu cho đến bây giờ được hơn 30 năm, cái vốn hiểu biết về chất liệu này được nhà trường cung cấp bao nhiêu và sau khi thành một tên tuổi trong Nhóm 10 Người vào thập niên 90 vừa qua mà thủ lĩnh là họa sĩ Nguyễn Trung, anh có điều chỉnh hoặc thêm bớt gì không về mặt sử dụng chất liệu? Nếu tự thấy vấn đề này mình được tốt hơn, vậy nhờ vào điều gì?” >>>
Tin văn nghệ
Thai Art Council USA tại Los Angeles vừa mời chín họa sĩ Hoa Kỳ — Ann Phong, Ramon Munoz, Menthe Wells, Michael Wood, Beanie Kaman, Gurdon Miller, James Finnegan, Joseph Piasentin, và Otto Youngers — đến >>>
Trịnh Cung, Ann Phong, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Minh Thành, Đỗ Hoàng Tường – Bàn tròn mỹ thuật (phần 1)
Bàn Tròn Mỹ Thuật sau đây do litviet chủ trương, họa sĩ Trịnh Cung điều hợp thảo luận. Bàn tròn gồm năm họa sĩ: Trịnh Cung, Ann Phong, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Minh Thành, và Đỗ Hoàng Tường. Thuộc những thế hệ khác nhau, căn bản đào tạo khác nhau, môi trường sống và sáng tác hiện nay cũng khác nhau, năm họa sĩ, tuy vậy, có những điểm chung quan trọng: họ đều là những người sáng tác giàu kinh nghiệm, thành danh, và mang nhiều ưu tư về mỹ thuật Việt Nam. Những ý kiến thẳng thắn và chi tiết của năm họa sĩ trong bàn tròn về nhiều vấn đề – từ lý thuyết đến lịch sử mỹ thuật, từ kỹ thuật chuyên môn đến thị trường tranh, từ giáo dục thẩm mỹ đến bối cảnh chính trị đương thời – hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến công chúng mỹ thuật và gợi ý nhiều điều thú vị cho cả giới sáng tác.
Litviet chân thành cảm ơn sự tham dự nhiệt tình, cởi mở, và kiên nhẫn của các anh chị họa sĩ. Cảm ơn họa sĩ Trịnh Cung đã giúp thực hiện bàn tròn. >>>
Ann Phong – “Bubble Head”
Ann Phong – Tranh chủ đề: Nước Biển
Biển lôi cuốn tôi.
Ban ngày, tôi nhìn biển xuyên qua mặt nước, cảm nhận nước như phản phất cuộc đời muôn màu của tôi. Khi màn đêm >>>