Đinh Linh – Chúc mừng sinh nhật

Yêu Như Ghét [Love Like Hate] là tiểu thuyết đầu tay của Đinh Linh, một tác giả đã in nhiều tập thơ và truyện ngắn. Đinh Linh sang Mỹ năm 1975, lúc mười một tuổi, viết chủ yếu bằng tiếng Anh, hiện sống ở Philadelphia.

Xuất bản bởi Seven Stories Press (Hoa Kỳ) năm 2010, Yêu Như Ghét là câu chuyện của một gia đình ở Sài Gòn, trải dài từ trước 1975 đến nay. Tuy chỉ dày 238 trang, tác phẩm được chia làm 51 chương, mỗi chương với tựa đề riêng.Có một cốt truyện và những nhân vật đi xuyên qua tác phẩm, nhưng mỗi chương cũng có khả năng đứng riêng như một truyện ngắn thú vị: truyện một cô gái lấy Việt Kiều và vỡ mộng >>>

Phan Nhiên Hạo – Mùa hè, đọc Đinh Linh, Nguyễn Viện, và Nguyễn Danh Bằng

Mùa hè này, xin giới thiệu đến bạn đọc Việt Mercury hai nhà văn đang được chú ý hiện nay. Một người ở Mỹ: Đinh Linh; một người ở Việt Nam: Nguyễn Viện. Trong bài này, tôi cũng muốn giới thiệu một cây viết hải ngoại mới xuất hiện: Nguyễn Danh Bằng. >>>

Đinh Linh – Boo Hoo Hoo

[Phan Nhiên Hạo dịch từ nguyên bản tiếng Anh “Boo Hoo Hoo”]

Mặc dù đánh mất kính sát tròng tối qua ở New Haven, Paradox không để lộ chuyện đó với ai trong ban nhạc. Hắn là ông bầu lưu diễn và chủ chiếc xe van, một cục sắt phế thải dùng kiếm cơm – Công Ty Nâng Cấp Nhà Cửa Paradox. Mỗi lần đổi lane đường, hắn cắt ngay đầu xe thiên hạ. Lần sau cùng, một chiếc Honda Civic nhấn kèn kinh hoảng, và Frank, ngồi cạnh, thò cánh tay thịt ra làm dấu tục tỉu trước mặt người lái xe, một bà già da đen. >>>

Đinh Linh – Thị trấn cỗ quan tài bí ẩn

[Phan Nhiên Hạo dịch từ nguyên bản tiếng Anh “The Town of the Hidden Coffin”]

Châu thổ sông Hồng là một trong những khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới: suốt hàng trăm dặm vuông làng mạc san sát, thị trấn nối tiếp nhau, mỗi mẫu đất hiện hữu (và không hiện hữu) đều được cấy cầy. Lý do đó càng khiến Nội Yên là một chốn kỳ lạ. Nằm ngay trung tâm châu thổ sông Hồng, cách Hà Nội đúng 50 dặm, phố huyện này gần như hoàn toàn bị bỏ hoang. Tôi đi qua Nội Yên một lần, vào tháng Chín hay tháng Mười năm 1998, và không bao giờ còn muốn trở lại. >>>

Đinh Linh – Những kẻ không còn ở với chúng ta

[Phan Nhiên Hạo dịch từ nguyên bản tiếng Anh “Those Who Are No Longer with Us”]

Phòng khách sạn giống quán rượu phi trường: sự thiếu vắng lịch sử cá nhân, không khí thân mật giả tạo, và hứa hẹn mù mờ. Đêm đầu tiên trong khách sạn luôn hào hứng vì vừa thoát khỏi nhà. Đêm sau cùng cũng hào hứng (tương đương) vì sắp trở về nhà. Bên cạnh những tiện nghi căn bản, giường êm, cầu dội nước, người ta cũng chọn khách sạn căn cứ vào vẻ choáng ngợp hoặc kỳ quặc của phòng tiền sảnh, khung cảnh mê hồn từ cửa sổ phòng ngủ, một nhà hàng với thực đơn không hẳn quốc tế cũng không hẳn địa phương nhưng thật sự siêu việt. >>>

Đinh Linh – Hai nhà vua

[Phan Nhiên Hạo dịch từ nguyên bản tiếng Anh “Two Kings”]

Ðó là năm 1923, năm đầu tiên của tôi ở Paris, một lần trên xe điện ngầm từ Porte Maillot đến Epinet tôi thấy một người Việt Nam mà tôi nhận ra ngay là vua Khải Ðịnh. Ngày nay ông chỉ còn được nhớ đến nhờ cái lăng bê-tông kém thẩm mỹ ông xây cho chính mình. Khi tôi gặp ông, nhà vua rất gầy, tuy vậy trông vẫn bèo nhèo với những bắp thịt chảy xệ. Khuôn mặt ông giữa màu vàng và xám, như quả chanh bủng. >>>

Đinh Linh – Một chuyến bay

[Phan Nhiên Hạo dịch từ nguyên bản tiếng Anh “A Plane Ride”]

Vợ tôi sụt sịt, “Làm sao mình biết máy bay nào mà lên”? Nàng trông già xụ khi lo lắng. “Ra phi trường người ta sẽ chỉ mình, em à”. Chính tôi cũng không chắc. Chúng tôi từng đi ghe, rất nhiều ghe, nhưng chưa từng đi máy bay. Chúng tôi cũng từng đi xe đò xuyên Việt. >>>