Thường Quán – Elegy

tưởng niệm nhà thơ Lê Đạt
 

Anh đếm những đầu bò, đóng lại một ngày
trải mùa đông trên những thửa đồi trọc cằn có nghĩa một cách ly, chừng đấy, và sự viết
cực khó khăn, không ngừng mọc tủa từ đầu anh
như cỏ sau mùa lửa rẩy
anh tự nhủ phải ngang tầm với những tay viết ấy
những người đi trên những thành phố lạ, xa xôi
ắt hẳn họ đã từng mơ thấy những ngày và đêm của anh
họ sưởi ấm đôi tai anh như một chiếc nón dạ
họ đoán định những bước đi của anh và nói hãy chăm nom
đôi lá phổi, cột sống lưng, đôi ống quyển
Cùng họ anh dò tìm, vẽ những đồ bản
những khoảng trời tương lai, một tổng thể nổi
của những ký hiệu và những từ khóa
những cửa hàng hiệu thuốc, những nhà hát, những cửa biển những bến cảng
rồi sự có mặt tự tại, thời thơ thiếu
những giòng chữ cọ xát những bìa đất thổ bạc phớ, vẽ một vòng địa thế
căn nhà sẽ trở về, có lẽ sẽ, nếu được phép, sở hữu một bàn viết
những con bò lồm cồm đang lùa lưỡi cong cắt vào bữa rơm trễ
những vì sao miền cao chạy tới tít cuối một con hói thấp
những trẻ em bản làng đang dìm thân tắm gội trong nước, cha me chúng lẩn quẩn canh đe
Nước. Đấy, tiếng kêu cơn sốt thảng thốt của mùa xuân đầu tiên
một chiếc chìa khóa rỉ sét, một bình thủy kín bưng chân không
Sau chiếc án, ngày thư viện anh dịch chữ làm nghề, sống và suy nghĩ
những ngày chiến tranh đều đặn tới đi đơn thuần là một tiếp nối từ điểm dừng của những thửa đồi này
đổi thay của sao trời hay đổi thay của những chế độ lính canh
không can dự lắm tới sự tra chìa vào một ổ khóa, bước
chậm rải bước những bước đi làm người
trên đường sẽ luôn luôn có một phép văn phạm  mới
cho lẽ bao la, cho kẻ trật trịa ngoài lề, cho người cô độc
 
(Chuyển ngữ từ bài thơ tiếng Anh “Elegy” của tác gỉả)