Nguyễn Quốc Chánh, Trần Tiến Dũng, eL., Phan Nhiên Hạo, Chân Phương, Thường Quán, Tô Thùy Yên – Về thơ Việt đương đại [hạn] (phần 2)

(Tiếp theo phần 1)

Phan Nhiên Hạo: Việc phân định rạch ròi giữa thơ chính trị và phi chính trị, dấn thân và không dấn thân, phản kháng và không phản kháng, là điều tế nhị. Ngay trong sáng tác của cùng một tác giả có thể vừa gồm những bài thơ có tính hiện thực xã hội và chính trị, vừa gồm những bài thơ thuần túy trữ tình. Thậm chí trong một bài thơ có khi đoạn đầu là phẫn nộ xã hội, đoạn sau là yếm thế cá nhân. Anh Tô Thùy Yên nói có vẻ như muốn giữ thơ trong thư phòng yên tĩnh, nhưng thơ anh cũng cho thấy cái bối cảnh lịch sử mà trong đó con người là nạn nhân. >>>

Nguyễn Quốc Chánh, Trần Tiến Dũng, eL., Phan Nhiên Hạo, Chân Phương, Thường Quán, Tô Thùy Yên – Về thơ Việt đương đại [hạn] (phần 1)

Thảo luận bàn tròn (1, 2)

Phan Nhiên Hạo: Nhà thơ Mỹ nổi tiếng Charles Simic đã viết: “Thơ ca là một trẻ mồ côi của im lặng. Từ ngữ chẳng bao giờ bình đẳng được với những kinh nghiệm đằng sau chúng.” Đằng sau mỗi bài thơ là đời sống của người làm thơ, đằng sau mỗi câu chữ là lao tác nghệ thuật và quan niệm thi pháp. Nhà thơ là một kẻ lạ kỳ: vừa kiêu hãnh vừa cảm thấy vô tích sự, vừa làm một thứ nghệ thuật khó tính lại vừa mong thiên hạ hiểu mình, vừa muốn sống trọn vẹn cái đời sống riêng tư vừa mang vác thứ lương tri công dân tuy gầy gò nhưng khá khỏe mạnh. Nhà thơ Việt còn rắc rối hơn, y bị đặt trước nhiều vấn nạn >>>