Viên Linh – Thơ lục bát

nhà thơ Viên Linh
nhà thơ Viên Linh

Thơ Viên Linh như chúng ta đã khảo sát ở bên trên, từ thời tuổi trẻ với những bước chân hăng hái tiến vào cõi văn chương, nồng nhiệt, hăm hở, muốn đi tìm một cái gì thực mới, thực khác, đập phá càng tốt, cần phải chống lại những giá trị cũ, chống lại truyền thống, nghĩa là phải hiện ra trong một cung cách nổi loạn, chống đối, khác người. Nhưng Viên Linh đã rất mau chóng tìm lại được con đường của mình, tìm được sự ổn định trong tư tưởng. Anh vượt qua nhanh chóng những cơn sóng gió, bão táp phù phiếm của chữ nghĩa, để dựng nên thi giới của mình.

  >>>

Trịnh Cung – Hội họa Việt Nam thời chiến tranh và hậu quả

(Bản tóm lược tham luận tại Hội thảo Mỹ thuật Việt Nam,
Bảo tàng Mỹ thuật Singapore, 5-2008
)

  I. Hội hoạ Việt Nam thời chiến tranh 1954-1975

 1. Miền Bắc từ 1954-1975

Mặt trận Việt minh sau khi tiến hành thành công Cách mạng Mùa thu (1945) đã cho ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tiến hành chiến tranh chống thực dân Pháp cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. >>>

Nguyễn Viện – Về bản chất nô lệ

Hiện nay, ngư dân Việt Nam đang bị tước đoạt quyền sống của mình một cách vô lý và thô bạo từ lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ngay trên vùng biển của nước mình. Theo lệnh cấm này, từ ngày 16.5 đến ngày 1.8.2009, ngư dân Việt Nam không được bén mảng đến “vùng biển kéo dài từ 12 độ vĩ Bắc lên trên 20 độ vĩ Bắc, tức từ vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam đến đảo Hải Nam của Trung Quốc” (tin BBC). >>>

Trần Vũ – Bên trong pháo đài

Bìa "Ngôi Nhà Sau Lưng Văn Miếu"
Bìa "Ngôi Nhà Sau Lưng Văn Miếu"

 In bởi nhà xuất bản Thời Văn năm 1989, tập truyện ngắn “Ngôi Nhà Sau Lưng Văn Miếu” của Trần Vũ được giới cầm bút hải ngoại đón nhận với rất nhiều thiện cảm. Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Mạnh Trinh, Thụy Khuê, Bùi Bảo Trúc, Hoàng Khởi Phong…lần lượt ngợi khen tác phẩm; những nhà văn gạo cội thế hệ trước như Mai Thảo và Nghiêm Xuân Hồng cũng bày tỏ vui mừng trước sự xuất hiện của một tài năng trẻ. Niềm vui của những người này có thể hiểu được: thời điểm đó, Trần Vũ là tác giả nổi bật của thế hệ nhà văn mới ở hải ngoại, tiếp nối những người viết của văn chương Sài Gòn trước 1975.

>>>

Nguyễn Danh Bằng – Gió ngọ

Trong giấc ngủ giữa ngày tôi lẩn ra liều mạng
Nắng đổ thành khối, đặc quánh trên đô thị hổ phách.
Hè bóng chấn song len lỏi
Khi thoát khỏi con hẻm này tôi sẽ chết họ bảo. Đường lớn bốc cháy, trắng, tiêu hủy các biên giới. Có sự tổng hợp tất cả định lý, nơi giả tưởng đánh lừa bốc khói. >>>

Chân Phương – Chỉ nam cho bút mực. Trên sàn kịch nhỏ

 1.  Chỉ  Nam Cho Bút Mực

 mẩu truyện ngắn đày anh biệt xứ
 một câu thơ đưa chị vào tù
 mấy dòng nhật ký bất ngờ thành những chấn song
 bài biên khảo biến làm đêm tra khảo
 
 chỉ thị mật thay thế các phương pháp lý luận
 lối vào trụ sở công an cắt ngang mọi trường phái phê bình >>>

Nguyễn Viện – Tái sinh

 Bí mật của N.

Có một nốt ruồi rất to ở giữa hậu môn và cửa mình. N chỉ biết mình có nốt ruồi này qua V. V bảo dường như cả phần dưới của em tỏa sáng. Đó là lần đầu tiên V tụt quần N. Đôi khi, N cũng nằm dạng chân soi gương để nhìn ngắm và tìm lời giải đáp cho điềm báo của nốt ruồi kín ấy. Các thày bói đều bảo đó là con mắt nhìn vào bên trong và dấu chỉ của nó là sự sáng suốt. >>>

Trần Đức Tiến – Mù tăm

Tặng Ch., để biết chặng đường từ T đến S.

 Ông Cầm xếp xong bộ quần áo cuối cùng vào túi xách thì gã xuất hiện:

– Đi thật à?

Gã hỏi, nửa ngần ngại nửa chia sẻ.

Ông Cầm cúi xuống, kéo xoẹt cái fermeture rồi nhanh chóng khoác túi lên vai. Ông biết phút ấy ông không lờ gã đi là ông thua, là không bao giờ có thể bước chân ra khỏi cửa. >>>

Phan Nhiên Hạo – Võ Đình, người chưa gặp

Một lần tôi viết, có những nhà văn tuy chưa gặp nhưng đọc họ cảm thấy rất gần gũi, nghĩ về họ như những người bạn tài năng, tin cậy, hiểu biết. Ngược lại, có những kẻ chưa gặp nhưng đọc thứ văn chương uốn éo, khoe mẽ của họ chỉ cầu mong đừng bao giờ phải tình cờ đụng mặt, ăn nhậu sẽ mất vui. >>>

Phan Nhiên Hạo – Bài của Đinh Linh trên The New York Times Blog

Đinh Linh vừa có bài trên The New York Times Blog (31.5.2009). Bài viết tựa đề “Get Together, Slim Down” [Xích Lại Gần Nhau, Ốm Bớt] kêu gọi bà con, trong thời buổi kinh tế khó khăn, nên tìm cách gần gũi nhau hơn và nhất là tập sống đơn giản, ít phụ thuộc vào những thứ vật chất không cần thiết. >>>

Phan Nhiên Hạo – Nhà văn thế hệ sau chiến tranh và ông vua cởi truồng

Người ta đang đề cập đến một thế hệ văn nghệ trẻ, những người sinh ra hoặc trưởng thành sau 1975: kỳ vọng vào họ nhiều mà thất vọng cũng lắm, xoa đầu vỗ vai thường xuyên mà chê bai cũng không hiếm. Bản thân cái gọi là “nhà văn thế hệ sau chiến tranh” vì sao chưa làm nên chuyện, dĩ nhiên có nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi, lý do quan trọng nhất là vì phần lớn họ đang sáng tác với một quan điểm “phi chính trị” rất thỏa hiệp. Sự thỏa hiệp này triệt tiêu khả năng đẩy các thử nghiệm nghệ thuật đến cùng, và đặc biệt khiến việc lý giải các vấn đề xã hội trong văn chương thường rơi vào chỗ giả tạo. Bệnh mù màu chính trị trong văn chương hiện nay dường như ai cũng biết, nhưng không ai chịu phân tích và chỉ ra. >>>