Bruce Coville – Tôi, đến từ trái đất

Thận Nhiên dịch

Thật là không dễ sống chút nào khi bạn là kẻ duy nhất trong lớp học không có sáu cánh tay và thêm một con mắt nằm ngay giữa trán. Nhưng đó là tình cảnh của tôi kể từ khi cha tôi mang tôi đến xứ Kwarkis này. >>>

Phan Nhiên Hạo – Kịch một màn, hai mươi lăm nhân vật, mỗi nhân vật một câu

(Một đứa trẻ bại liệt nằm giữa sân khấu ngủ từ đầu đến cuối.
Hai mươi ba nhân vật lần lượt đi từng người ra giữa sân khấu, nói một câu.
Nói xong, ngồi xuống, tạo thành vòng tròn quanh đứa trẻ đang ngủ) >>>

Huỳnh Hữu Ủy – Nhân một bài viết về hội họa

Trong đời sống, đôi lúc, có những điều người ta phải làm một cách bất đắc dĩ, không đáng nói mà vẫn phải nói, đáng lẽ không cần biết, vậy mà vẫn phải biết đến, đó chính là trường hợp của bài viết này.

I. Tôi và hoạ sĩ Rừng từng đã có một tương quan rất đặc biệt, tôi theo dõi nghệ thuật của Rừng suốt bốn mươi năm qua. Chỉ trong khoảng mươi năm trở lại đây, tôi không còn lưu tâm đến tranh của Rừng nữa, >>>

Nguyễn Hồng Nhung – Hạnh phúc kiếm tìm

(Gửi Phan Nhiên Hạo sau khi đọc tùy bút Ba Bức Thư…)

Đọc xong những dòng chữ êm đềm của một người viết chưa tìm thấy sự êm đềm cho mình, tôi khóa cửa, đi ra bến xe điện.

Chỉ cần sau ba chặng đỗ, chiếc tàu điện vàng leng keng này sẽ đưa tôi đến một khoảng đất rộng mênh mông, được quây lại bởi những conteno đen đủi xấu xí, tạo thành một mảng đời thường, mang tên: chợ giời quốc tế. >>>

Trần Thiện-Đạo – Chuyện… tình của nhà thơ Victor Hugo

Tác giả truớc nhà lưu niệm Victor Hugo

Như mọi người đều biết, Victor Hugo (1802-1885) vừa là nhà thơ trữ tình và châm biếm vừa là kịch tác gia cách tân vừa là nhà văn xã hội Pháp thế kỉ XIX rất ư năng động và sung sức, có nhiều tác phẩm đủ ba thể loại đó để đời. Chẳng hạn, chỉ cần nhắc tới cuốn truyện đầm đìa nước mắt Les Misérables (Những Kẻ Khốn Nạn – 1862) (1) là ít ai quên, đặc biệt ở Việt nam, các nhơn vật như anh tù khổ sai Jean Valjean và cô bé Cosette bị cặp vợ chồng nhà chủ tửu quán tên là Thénardier đày đọa khôn cùng. Nhưng ít người biết >>>

Mai Sơn – Tâm cảnh

Anh định không sống nữa. Ý nghĩ đó nhẹ nhàng len vào đầu anh cùng một cảm giác dễ chịu vào khoảnh khắc sắp thức giấc sáng nay. Anh muốn thốt lên thành tiếng: “Tôi định không sống nữa.” Và suýt bật cười khi nhớ tới một câu chuyện tiếu lâm…Một chiếc xe tải thắng gấp vì có một bóng người lao vào đầu xe. Trong thoáng chốc anh tài xế biết mình may mắn kịp tránh được một tai nạn. >>>

Nguyễn Viện – sách mới: Đi & Đến, Chuyên Đề Nguyễn Viện

Ở trên sự khiêu khích là nồng nàn. Và ở dưới sự khiêu khích là rách nát. Tưởng như đến tận cùng, lại như mới bắt đầu. Cả sự mù quáng và minh triết đều mưng mủ. Vì thế, Đi & Đến giễu cợt và nghiêm trang vẫn là của một Nguyễn Viện “tàn phá” văn chương từ ấy.
(CỬA)

Gồm tất cả những bài viết trong chuyên đề Nguyễn Viện được thực hiện bởi Tiền Vệ với các tác giả Thận Nhiên, Trịnh Thanh Thủy, Phan Nhiên Hạo, Bùi Hoằng Vị, Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn, Đặng Thân, Ngọa Đàm.

CỬA xuất bản. Saigon, 2009

Nguyễn Quốc Chánh, Trịnh Cung, Phan Nhiên Hạo, Chân Phương, Nguyễn Viện, Trần Vũ – Văn chương hôm nay nhìn từ ngoài lề (2)

Thảo luận bàn tròn (tiếp theo phần 1)

Nguyễn Viện: Với tư cách một người viết, cá nhân tôi không đặt nặng vấn đề lý thuyết, nhưng thật sự cần một kiến văn rộng và vốn sống phong phú. Trong một trả lời phỏng vấn trước đây trên Tiền Vệ và cả Da Màu, tôi có phát biểu đại ý rằng: Tôi không quan tâm đến việc tác phẩm của mình thuộc trường phái nào. Vấn đề cốt yếu với mỗi tác phẩm, là diễn đạt như thế nào là tốt nhất, kể cả việc nó phải vượt ra ngoài các ước lệ. Vì thế, một vị thế như anh Hạo hỏi >>>

Trịnh Cung – Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam, một thời nhớ lại

Phan Nhiên Hạo phỏng vấn

Họa sĩ Trịnh Cung

Phan Nhiên Hạo: Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam là nơi tập trung những khuôn mặt nổi bật của hội họa miền Nam trước 1975, những người đã đưa hội họa miền Nam đi vào con đường hội hoạ hiện đại, vài người trong số này đến nay vẫn là những tên tuổi hàng đầu trong giới mỹ thuật. Anh là họa sĩ tham gia thành lập hội, am tường sinh hoạt mỹ thuật miền Nam mấy thập niên qua, xin anh Tiếp tục đọc

Trần Nghi Hoàng – Khi nhà văn (thơ) chết!

Có những tiền lệ, thông lệ hay định luật, lề luật bất thành văn đại loại, để những kẻ còn sống phối trí và phối hợp mà thi hành và cử hành sau khi một nhà văn (hay nhà thơ) có ít nhiều (tai hoặc tăm) tiếng qua đời. >>>

Phan Nhiên Hạo – Ba bức thư của một người không hạnh phúc

Thư Một. Jan. 23, 1998

Tôi viết cho bạn không phải để phá vỡ sự êm đềm của đời sống bạn, sự đều đặn mà có thể đôi khi bạn cũng thoáng cảm thấy tẻ nhạt nhưng không muốn đánh đổi cho một cái gì kích động hơn. Tôi viết cho bạn không phải để mong bạn chia xẻ gì với tôi. Vì đối với một kẻ cô đơn thì không ai chia xẻ gì được. Tôi viết cho bạn không phải >>>