ICiệt | Lời giới thiệu tập thơ Của Căn Cước Ẩn Dụ | Nguyễn Quốc Chánh | Những mối quan hệ

Tập thơ Của Căn Cước Ẩn Dụ của nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh vừa được nhà xuất bản Vô Danh in tại Sài Gòn, tháng 4, 2020. Tập thơ này được in lần đầu bởi tác giả năm 2001, với chỉ vài chục bản photocopy. Vô Danh là một cơ sở xuất bản cá nhân, hoàn toàn độc lập, không thông qua kiểm duyệt. Dưới đây là bài giới thiệu tập thơ của ICiệt, và bài thơ “Những Mối Quan Hệ” của Nguyễn Quốc Chánh, trích từ Của Căn Cước Ẩn Dụ.  

ICiệt| Lời giới thiệu tập thơ Của Căn Cước Ẩn Dụ của Nguyễn Quốc Chánh Tiếp tục đọc

Nguyễn Quốc Chánh | Những loại bẫy tình yêu (1)

1.

Những điều tôi sắp viết, những ai yêu Trịnh Công Sơn, có thể sẽ khó chịu, vì tình yêu không có thương lượng, nó đòi vẹn toàn, hoặc có hoặc không. Vì vậy, tình yêu luôn là cái bẫy. Bất cứ đối tượng của nó là gì, khi yêu, ai cũng đều ở trong tình trạng sẵn sàng sa bẫy. Tôi thán phục tài nghệ âm nhạc mê hoặc của ông, chứ không là người sính Trịnh Công Sơn, có chăng, chỉ yêu cái hoạ hoằn “ta đã thấy gì trong đêm” của Trịnh Công Sơn. Tiếp tục đọc

Hai-Dang Phan | Phan Nhiên Hạo, viết và sống một đời sống lưu vong không hối tiếc

Hải Ngọc dịch

(Lời nói đầu cho tuyển tập thơ Paper Bells của Phan Nhiên Hạo. Hai-Dang Phan dịch ra tiếng Anh. Nhà xuất bản The Song Cave, New York, 2020)

Paper Bells, Phan Nhiên Hạo. Translated by Hai-Dang Phan.

Phan Nhiên Hạo sinh năm 1967 tại Kon Tum, thuộc cao nguyên trung bộ Việt Nam, một vùng núi giáp ranh với Lào và Cambodia. Cha anh là một sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa và mẹ là nội trợ, gia đình anh có lúc sống trong tiền đồn, có lúc lại sống trong thị xã. Văn chương là một phần của văn hóa gia đình: nhà của anh đầy sách và các tạp chí văn chương, cha anh làm thơ dù chưa từng xuất bản, và anh còn nhớ từ hồi rất nhỏ mình đã là một cậu bé yêu đọc sách. Anh bắt đầu học tiểu học ở một trường công giáo trong hai năm, rồi học tại trường công lập. Nhà gần với hai rạp chiếu bóng ở Kon Tum nên anh cũng có cơ hội xem nhiều phim từ bé.

Tiếp tục đọc

Cao Hùng Lynh | Trịnh Công Sơn và những bài ca nằm quanh mô đất

Bìa bản nhạc “Cho Một Người Nằm Xuống,” tranh Trịnh Cung

Có lần tôi nghe câu chuyện như vầy, do cậu tôi kể lại, không lâu sau tháng tư 1975, trong một buổi họp tổ phụ nữ bên Thủ Thiêm, cán bộ hỏi từ ngày giải phóng vô đây, bà con thấy đời sống ra sao. Một bà hào hứng đáp rất bình yên, thưa cán bộ, vì không còn cảnh Việt cộng đắp mô, pháo kích. Đắp mô là lựa lúc ban đêm, đắp một mô đất trên đường lộ, rồi gài mìn xung quanh để cản trở lưu thông và khủng bố, làm cho đời sống dân chúng xáo trộn, bất an. Việt cộng đắp mô miền Nam bằng trái phá, và Trịnh Công Sơn bằng những bài hát của mình. Hôm nay, tôi tìm cách rà những quả mìn trong một số sáng tác của Trịnh Công Sơn giai đoạn 1965-1975. Tiện đây xin mở ngoặc, nói rà mìn là soi cũng đúng; thậm chí, là soi mói cũng không sao.

Tiếp tục đọc

Viên Linh – Nhà văn Duyên Anh, chọc trời khuấy nước

Duyên Anh (1935 – 1997)
Nhà văn nhà báo Duyên Anh (1935-1997) là khuôn mặt khó vẽ nhất trong những chân dung văn nghệ sĩ nổi tiếng sau 1954 tại miền Nam. Cuộc sống và cái chết của cây bút nòng cốt của tuần báo Con Ong gây nhiều xung đột, hành trình văn chương của tác giả Hoa Thiên Lý (tác phẩm đầu tay, Sài Gòn) tạo nhiều mâu thuẫn, trong khi ấy, ông là nhà văn có nhiều tác phẩm xuất bản nhất (trên 50 nhan đề sách trước 75), là người có nhiều độc giả >>>

Nguyễn Hương – Trao đổi với Trịnh Cung về tương quan giữa gốm và thơ Nguyễn Quốc Chánh

Đọc bài “Gốm Nguyễn Quốc Chánh” của anh Trịnh Cung, tôi vừa thấy thích vừa thấy xa lạ. Thích văn phong bay lượn, chuyên chở những cảm xúc nghệ thuật nhạy bén. Nhưng tôi xa lạ với phân tích tác phẩm.

Trịnh Cung khởi đi từ thơ của Chánh để nhìn gốm Nguyễn Quốc Chánh. Về loạt tác phẩm mang hình tượng dương vật, Trịnh Cung viết: >>>

Nguyễn Quỳnh – Lồn-Học (2)

(Tiếp theo 1)

B. CÁI-ZÂM TRONG LỊCH-SỬ MĨ-THUẬT
 

§ 1.001. LÕA-THỂ KHÔNG ZÂM – 1: SÁNG-TẠO VÀ FÙ-TRÌ

Trong thời Tiền Đá-cổ, khoảng 30 ngàn năm trước Công-nguyên, i-fục chưa fát-hiện, loã-thể là một điều tự-nhiên. Lõa-thể thời đó chính là cái-hình và cũng là nội-zung của chính nó. Cho nên không thể bảo lõa-thể thời đó là zâm. >>>

Nguyễn Quỳnh – Lồn-Học (1)

Khai-triển từ nguyên-tác Anh-ngữ:

New Principles of Art History: Cuntology and Graffiti Art [*]

Cán-cân Tạo-Hóa rơi đâu mất?
Miệng-túi Càn-Khôn khép lại rồi!
(Hồ-Xuân-Hương)

ZÀN-BÀI

A. VÀO-ĐỀ
B.  CÁI ZÂM TRONG LỊCH-SỬ MĨ-THUẬT
1)    Hi-La, Cơ-đốc Jáo
2)    Ấn-độ Jáo
C. FÊ-BÌNH MẤY NGUYÊN-LÍ TRONG LỊCH-SỬ MĨ-THUẬT
D. ĐI TÌM NGUYÊN-LÍ MỚI
E. LỒN-HỌC: MỘT FƯƠNG-FÁP THỨC-TỈNH VÀ SÁNG-TẠO: KHÔNG ÁM-ZÂM
F. ZẪN-CHỨNG: MỘT KINH-NGIỆM CÁ-NHÂN >>>

Nguyễn Hồng Nhung – Vài cảm nhận về Bàn Tròn Mỹ Thuật trên litviet

Hai tuần liền thật thú vị đọc Bàn Tròn Mỹ Thuật trên litviet. Thú vị vì đọc xong cứ phải ngẫm nghĩ, liên tưởng, cứ vẩn vơ đọng trong đầu lâu đến mức phải ngồi xuống… gõ phím, viết ra những cảm nghĩ của mình. Mới yên. Âu cũng là bệnh trầm ngâm một mình trong thời đại internet của những kẻ sống không cùng một nơi nhưng lại dùng chung một công cụ truyền thông, chung một thứ tiếng mẹ đẻ.

Tại sao tôi lại nhắc ngay đến tiếng Việt mẹ đẻ? Có lẽ vì tôi có một ý nghĩ riêng hơi khác so với ý kiến của họa sĩ Trịnh Cung về tiếng Việt khi hoạ sĩ nhắc đến thơ Việt trong bàn tròn. Nhưng điều này chút nữa tôi sẽ nói. >>>

Roman Jakobson – Cái thế hệ đã phung phí các nhà thơ

Nguyễn Đăng Thường dịch

Bị giết chết:
và tôi không cần biết rõ
bởi tôi hay do nó mà chúng nó
đã bị giết chết.
(Maïakovski)

 

Câu thơ Maïakovski. Những hình ảnh của nhà thơ. Tác phẩm trữ tình của anh. Tôi đã từng nói đến từ thủa xa xưa. Tôi có cho xuất bản các phát thảo về chúng. Tôi luôn luôn trở lại với dự tính về một cuốn tiểu sử. Đề tài quyến rủ, chỉ tại vì ngôn từ của Maïakovski trên bình diện phẩm chất khác biệt với tất cả thơ ca của nước Nga trước anh, >>>

Phan Nhiên Hạo – Nobel thơ 2011, nghĩ về thơ Việt

Tomas Transtromer, nhà thơ người Thụy Điển, vừa đoạt giải Nobel văn chương năm 2011. Tôi quan tâm đến giải Nobel, như một người nuôi ngựa quan tâm đến giống ngựa chạy nhanh nhất, như một người ít tiền cảm thấy kích động khi bắt tay một tỉ phú đô la. Làm một người viết văn mà nói mình không quan tâm đến giải Nobel văn chương >>>

Phan Hải-Đăng – Trận đại hồng thủy của thơ Việt mới

Hải Ngọc dịch

Bài viết sau đây của Phan Hải-Đăng[*], nguyên văn tiếng Anh, là phần giới thiệu cho tập thơ The Deluge [Đại Hồng Thủy], một tập hợp thơ Việt do Đinh Linh tuyển chọn và dịch sang tiếng Anh, sẽ được nhà xuất bản Chax Press (Tucson, Arizona, Hoa Kỳ) ấn hành vào mùa thu năm 2012. >>>

Stuckism chống Nghệ Thuật Ý Niệm và chủ nghĩa Hậu Hiện Đại (1)

Phan Nhiên Hạo dịch và giới thiệu

(Một người quen ở Việt Nam nhờ tìm thêm vài thông tin về nghệ thuật đương đại phương Tây, tôi muốn giới thiệu đến anh ấy loạt bài tôi dịch về trường phái nghệ thuật Stuckism, >>>

Santiago Sylvester – Thi sĩ dấn thân gì?

Trần Vũ dịch

“Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?” là một tranh luận lâu đời giữa các nhà văn. Tại Việt Nam, câu hỏi này chìm khuất vào trong chiến tranh rồi chịu kiểm soát của Ban Tuyên giáo. Tại Nam Mỹ, dấn thân vẫn còn là >>>