Viên Linh – Hoài Điệp Tử (1942 – 1987), nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa

9 tháng 8, 1987

Ngay buổi sáng tôi đã có mặt trước dãy nhà trên thông lộ Westminster thuộc thành phố Garden Grove, trong đó có một căn là tòa soạn báo Mai của Hoài Điệp Tử, bị đốt cháy trong đêm. Anh tên thật Phạm Văn Tập, sinh 1942 ở Bạc Liêu. Bên phải căn phố là tiệm bán sách cũ của một phụ nữ Mỹ. Không khí còn đượm mùi khói. Khung cửa sắt và tấm biển Tuần Báo Mai nám đen. Giải băng màu vàng của cảnh sát không cho chúng tôi tới gần, nhìn quanh thấy bạn hữu trong làng báo, có Nguyễn Tú A từ thuở ở Sài gòn. Ngọn lửa bắt xăng được cho biết là cháy bùng vào sau nửa đêm; xác Hoài Điệp Tử đã được mang đi. Mấy ngày trước, Hoài còn ngồi với chúng tôi trong quán Thiên Thanh bên cạnh, còn nhớ là có khá đông bạn hữu trong làng báo gốc người miền Nam như Trọng Viễn, Trần Xuân Thành, Lâm Tường Dũ… Không khí vẫn vậy: nói đủ thứ chuyện, tiếng chai cốc va chạm lanh canh, mùi khói thuốc lá, tiếng cười đùa, giọng phóng sự tâm tình và cả triết lý.

>>>

Viên Linh – Nguyễn Xuân Hoàng, từ thơ đến văn

1. Trong cuộc sống, đọc thơ văn sách báo của cổ nhân là điều tất phải có đối với kẻ từng ngồi trên ghế nhà trường; và chiêm nghiệm thanh sắc đương thời cũng là điều hẳn sẽ tới với kẻ biết nghe biết nhìn giữa cuộc hành trình. Chưa kể có kẻ đã kín đáo thổ lộ >>>

Viên Linh – Nhà văn Duyên Anh, chọc trời khuấy nước

Duyên Anh (1935 – 1997)
Nhà văn nhà báo Duyên Anh (1935-1997) là khuôn mặt khó vẽ nhất trong những chân dung văn nghệ sĩ nổi tiếng sau 1954 tại miền Nam. Cuộc sống và cái chết của cây bút nòng cốt của tuần báo Con Ong gây nhiều xung đột, hành trình văn chương của tác giả Hoa Thiên Lý (tác phẩm đầu tay, Sài Gòn) tạo nhiều mâu thuẫn, trong khi ấy, ông là nhà văn có nhiều tác phẩm xuất bản nhất (trên 50 nhan đề sách trước 75), là người có nhiều độc giả >>>

Phan Nhiên Hạo – Thăm ông Nghiễm

tháng 7, 2007
 

Bốn giờ rưỡi chiều, ngại ngùng điện thoại ông Nghiễm lần đầu, không chắc ông sẽ tiếp. Không ngờ ông vui vẻ bảo lúc nào đến chơi cũng được, bây giờ đến cũng được. Lên xe ôm đi ngay, vào tìm nhà ông khá dễ. Ngôi nhà hẹp nhưng sâu, ngăn nắp, nơi cửa phơi những bức sơn mài đang làm dở. Ông ở trần, mặc quần soóc, dáng tầm thước, trẻ hơn so với tuổi, một phần vì mái tóc cắt ngắn. Đôi mắt tinh anh, khi cười nheo lại, răng còn đều. Ông nói chuyện từ tốn, cởi mở. >>>

Dương Nghiễm Mậu – Thanh Tâm Tuyền, những người bạn và tạp chí Sáng Tạo (Phần cuối)

(Tiếp theo chương 4)

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ SÁNG TẠO (bộ cũ: 1956-1959; bộ mới: 1959-1960)

Tạp chí Sáng Tạo (bộ cũ): tạp chí văn nghệ xuất bản hàng tháng, Mai Thảo chủ trương biên tập. Đây là bảng mục lục từng số tạp chí từ số 1 phát hành tháng 10 năm 1956 đến số 31 tháng 9 năm 1959. >>>

Dương Nghiễm Mậu – Thanh Tâm Tuyền, những người bạn và tạp chí Sáng Tạo (Chương 4)

(Tiếp theo chương 3 [phần 3])

Chương 4: THANH TÂM TUYỀN: CUỐI CÙNG LÀ THƠ

… Ngoài trời thay đổi xao xuyến như những ngày trở thu ở quê hương. Đã bốn năm năm tôi theo đuổi nghề dạy học và khai trường ở những nơi khác nhau. Mức sinh hoạt biến thiên rất nhiều nhưng lương của tôi chưa hề vượt khỏi mức thấp kém nhất. Đôi lúc tôi nói đùa là số phận của tôi như thế. Ở miền Nam một ngày như hôm nay là một sự bất ngờ hiếm có. Tôi để dành tất cả tâm hồn cho kỷ niệm mà kỷ niệm >>>

Dương Nghiễm Mậu – Thanh Tâm Tuyền, những người bạn và tạp chí Sáng Tạo (Chương 3 [phần 3])

(Tiếp theo chương 3 [phần 2])

THẠCH CHƯƠNG

Thạch Chương là bút hiệu của nhạc sĩ Cung Tiến, tên thật là Cung Thúc Tiến, khi viết lý luận âm nhạc ông ký tên Cung Thư. Cung Tiến sinh ngày 27 tháng 11 năm 1938 tại Hà Nội, ông đã sáng tác ca khúc từ lúc đang học trung học trước khi di cư vào Nam năm 1954. Ông từng du học ở Anh về ngành kinh tế và một thời gian phục vụ trong quân đội. >>>

Dương Nghiễm Mậu – Thanh Tâm Tuyền, những người bạn và tạp chí Sáng Tạo (Chương 3 [phần 2])

(Tiếp theo Chương 3 [phần 1])

10 – NHỮNG TÁC GIẢ VÀ NHỮNG TÁC PHẨM

Sáng Tạo bộ mới với Bộ biên tập gồm tám người, có sự cộng tác của 15 tác giả độc lập. Trong số này có tác giả đã góp mặt trên tạp chí từ bộ cũ, thêm một số tác giả mới. Diễn đàn Sáng Tạo chỉ tồn tại tới cuối năm 1961, nhưng nhiều tác giả sau đó vẫn tiếp tục sáng tác cho tới tháng 4 năm 1975 trên nhiều diễn đàn khác nhau và cho in nhiều tác phẩm. >>>

Dương Nghiễm Mậu – Thanh Tâm Tuyền, những người bạn và tạp chí Sáng Tạo (Chương 3 [phần 1])

(Tiếp theo Chương 2 [phần 2])

SÁNG TẠO BỘ MỚI

Tạp chí Sáng Tạo do Mai Thảo chủ trương biên tập, số 1 phát hành tháng 10 năm 1956, đến số 31 tháng 9 năm 1959 thì ngưng. Tạp chí Sáng Tạo bộ mới do Mai Thảo làm chủ nhiệm, phát hành số 1 tháng 7 năm 1960, tới số 7 tháng 9 năm 1961 đình bản. Sáng Tạo tục bản bộ mới, ngay ở lời nói đầu, Bộ biên tập đã khẳng định: “Thế nào là nghệ thuật hôm nay? Sáng Tạo trở lại muốn trả lời cho câu hỏi đó.” >>>

Dương Nghiễm Mậu – Thanh Tâm Tuyền, những người bạn và tạp chí Sáng Tạo (Chương 2 [phần 2])

(Tiếp theo Chương 2 [phần 1])

10 – TẠP CHÍ SÁNG TẠO VÀ NHỮNG SỰ KIỆN

Sáng Tạo là tạp chí văn nghệ xuất bản hàng tháng, suốt trong 38 số báo được phát hành, người đọc nhận thấy tạp chí chuyên hẳn về văn học nghệ thuật. Vì thế có hai sự kiện xuất hiện trên tạp chí khiến người đọc phải chú ý:

1) Bản lên tiếng chung của tám tác giả, in nơi trang 1 số 12 tháng 9 năm 1957 >>>

Dương Nghiễm Mậu – Thanh Tâm Tuyền, những người bạn và tạp chí Sáng Tạo (Chương 2 [phần 1])

(Tiếp theo Chương 1)

Chương 2: TẠP CHÍ SÁNG TẠO
1  –  THỜI ĐIỂM CÓ MẶT CỦA SÁNG TẠO

Sáng Tạo, tạp chí văn nghệ xuất bản hàng tháng do Mai Thảo chủ trương biên tập số 1 phát hành  tháng10 năm 1956 tại Sài gòn. Tới số 31 tháng 9 năm 1959 đình bản. Sau 8 tháng, Sáng Tạo diễn đàn văn học nghệ thuật hôm nay phát hành bộ mới số 1 tháng 7 năm 1960. Mai Thảo làm chủ nhiệm với bộ biên tập gồm: Doãn Quốc Sỹ, Duy Thanh, Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Thái Tuấn, Thanh Tâm Tuyền, >>>

Dương Nghiễm Mậu – Thanh Tâm Tuyền, những người bạn và tạp chí Sáng Tạo (Chương 1)

Bắt đầu từ tuần này, Litviet sẽ đăng dần toàn bộ tác phẩm biên khảo vừa hoàn tất của nhà văn Dương Nghiễm Mậu: THANH TÂM TUYỀN, NHỮNG NGƯỜI BẠN VÀ TẠP CHÍ SÁNG TẠO  

MỤC LỤC

Chương 1
Thanh Tâm Tuyền và những người bạn với tuần báo Người Việt

Chương 2
Tạp chí Sáng Tạo từ số 1 đến số 31

Chương 3
Tạp chí Sáng Tạo bộ mới từ số 1 đến số 7

Chương 4
Thanh Tâm Tuyền: cuối cùng là thơ

Bảng mục lục toàn bộ 38 số tạp chí Sáng Tạo >>>

Trịnh Cung, Ann Phong, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Minh Thành, Đỗ Hoàng Tường – Bàn tròn mỹ thuật (phần 1)

Bàn Tròn Mỹ Thuật sau đây do litviet chủ trương, họa sĩ Trịnh Cung điều hợp thảo luận. Bàn tròn gồm năm họa sĩ: Trịnh Cung, Ann Phong, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Minh Thành, và Đỗ Hoàng Tường. Thuộc những thế hệ khác nhau, căn bản đào tạo khác nhau, môi trường sống và sáng tác hiện nay cũng khác nhau, năm họa sĩ, tuy vậy, có những điểm chung quan trọng: họ đều là những người sáng tác giàu kinh nghiệm, thành danh, và mang nhiều ưu tư về mỹ thuật Việt Nam. Những ý kiến thẳng thắn và chi tiết của năm họa sĩ trong bàn tròn về nhiều vấn đề – từ lý thuyết đến lịch sử mỹ thuật, từ kỹ thuật chuyên môn đến thị trường tranh, từ giáo dục thẩm mỹ đến bối cảnh chính trị đương thời – hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến công chúng mỹ thuật và gợi ý nhiều điều thú vị cho cả giới sáng tác.

Litviet chân thành cảm ơn sự tham dự nhiệt tình, cởi mở, và kiên nhẫn của các anh chị họa sĩ. Cảm ơn họa sĩ Trịnh Cung đã giúp thực hiện bàn tròn. >>>

Robert Darnton – 5 huyền thoại về “Thời Đại Thông Tin”

Phan Nhiên Hạo dịch

Nhầm lẫn về bản chất của cái gọi là thời đại thông tin [information age] đã đưa đến những nhận thức chung sai lạc. Đây là lỗi của tất cả, không phải của riêng ai, bởi vì trong khi cố gắng định vị trong không gian ảo, chúng ta thường sai lầm, và những quan niệm sai đã phát tán quá nhanh mà không bị thử thách. Khi được tập hợp lại, chúng tạo nguồn cho những cách ngôn kém hiểu biết. >>>