Phan Trang Hy | Có một Phạm Duy như thế

Phạm Duy, 1921 – 2013

Gia tài âm nhạc của Phạm Duy để lại cho đời quả là đồ sộ. Nhiều lần, tôi có trao đổi với một số thân hữu, nhiều người đều khẳng định Phạm Duy là một trong những nhạc sĩ đóng góp lớn vào nền âm nhạc nước nhà. Phạm Duy cũng đã tự bạch là âm nhạc của ông có nhiều đề tài, chủ đề như Hương Ca, Bé Ca, Tình Ca, Đạo Ca, Tục Ca, Rong Ca, Thiền Ca… Tiếp tục đọc

Nguyễn Quốc Chánh | Trịnh Công Sơn & Lê Minh Đảo

Thiếu tướng Lê Minh Đảo

Sau khi nhiều lần nghe “một mai qua cơn mê,” tôi ngồi “chong đèn” xét lại ca từ Trịnh Công Sơn trong lúc dịch Vũ Hán biến tướng như thể bật đèn xanh cho tưởng tượng, đây là thời chiến tranh bằng “vũ khí nano” sắp lại bàn cờ chính trị Đông Tây, lại hay tin tướng 12 ngày đêm phòng thủ Lê Minh Đảo qua đời, không muốn phủ cờ Việt Nam Cộng Hòa lên quan tài, không hiểu sao khiến tôi nảy ra ý so sánh ông, không phải với tướng đối đầu Trần Văn Trà mà với tác giả “Ướt Mi.” Tiếp tục đọc

Nguyễn Hương | Nghe nhạc Trịnh Công Sơn, suy nghĩ về bạo lực và chủ nghĩa dân tộc nam tính

Nhân dịp ông Nguyễn Quốc Chánh mở câu chuyện về Trịnh Công Sơn và mâu thuẫn trong những chỗ đứng chính trị thời chiến, tôi thử đọc vài đoạn lời nhạc Trịnh Công Sơn để suy nghĩ thêm một chút về bối cảnh chủ nghĩa dân tộc hậu thực dân kẹt trong bàn cờ Chiến Tranh Lạnh của đế quốc mới. Trong ngôn ngữ, mâu thuẫn thường để lại những dấu vết dù mờ. Đọc kỹ lời nhạc (trong điệu nhạc) là một cách rà theo những dấu vết này để hiểu rõ hơn mâu thuẫn nội tại của một văn bản. Muốn gọi phương pháp này là vạch lá tìm sâu, vạch lông tìm vết cũng được thôi, nếu sâu và vết cho phép ta suy nghĩ về cấu trúc một chỗ đứng, một nghị luận, một tình cảm, trong tương quan với người nghe, người đọc. Mục đích tôi không phải để tố cáo thêm Trịnh Công Sơn thân miền Bắc để rồi giảm giá trị nghệ thuật của ông trên lập trường chống cộng. Tôi chỉ muốn nhìn kỹ nội dung phản chiến trong nhạc ông để suy nghĩ về quan hệ giữa thái độ phản chiến của Trịnh Công Sơn và mặt bạo lực của chủ nghĩa dân tộc chống thực dân mà ông cổ vỏ. Tôi vẫn thích nhạc Trịnh Công Sơn và nhất là với giọng hát Khánh Ly như tiếng kêu thống của một thế hệ trước tôi trong chiến tranh. Tiếp tục đọc

Nguyễn Quốc Chánh | Những loại bẫy tình yêu (2)

7.

Trở lại với Trịnh Công Sơn. Có người lúng túng, có người thán phục không biết tại sao Trịnh Công Sơn lại hát, “Hai mươi năm nội chiến từng ngày” trong lúc Hà Nội đang hô hào chống Mỹ cứu nước.

Có phải trống đánh xuôi kèn thổi ngược giữa lời nhạc và khẩu hiệu? Không. Vì chống Mỹ cứu nước là khẩu hiệu tuyên truyền từ chỗ đứng của kẻ phát động chiến tranh, dồn xương máu ra chiến trường, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ chùa của đám yêu hòa bình miễn phí trên thế giới, xuống đường chống Mỹ. Tiếp tục đọc

Nguyễn Quốc Chánh | Những loại bẫy tình yêu (1)

1.

Những điều tôi sắp viết, những ai yêu Trịnh Công Sơn, có thể sẽ khó chịu, vì tình yêu không có thương lượng, nó đòi vẹn toàn, hoặc có hoặc không. Vì vậy, tình yêu luôn là cái bẫy. Bất cứ đối tượng của nó là gì, khi yêu, ai cũng đều ở trong tình trạng sẵn sàng sa bẫy. Tôi thán phục tài nghệ âm nhạc mê hoặc của ông, chứ không là người sính Trịnh Công Sơn, có chăng, chỉ yêu cái hoạ hoằn “ta đã thấy gì trong đêm” của Trịnh Công Sơn. Tiếp tục đọc

Cao Hùng Lynh | Trịnh Công Sơn và những bài ca nằm quanh mô đất

Bìa bản nhạc “Cho Một Người Nằm Xuống,” tranh Trịnh Cung

Có lần tôi nghe câu chuyện như vầy, do cậu tôi kể lại, không lâu sau tháng tư 1975, trong một buổi họp tổ phụ nữ bên Thủ Thiêm, cán bộ hỏi từ ngày giải phóng vô đây, bà con thấy đời sống ra sao. Một bà hào hứng đáp rất bình yên, thưa cán bộ, vì không còn cảnh Việt cộng đắp mô, pháo kích. Đắp mô là lựa lúc ban đêm, đắp một mô đất trên đường lộ, rồi gài mìn xung quanh để cản trở lưu thông và khủng bố, làm cho đời sống dân chúng xáo trộn, bất an. Việt cộng đắp mô miền Nam bằng trái phá, và Trịnh Công Sơn bằng những bài hát của mình. Hôm nay, tôi tìm cách rà những quả mìn trong một số sáng tác của Trịnh Công Sơn giai đoạn 1965-1975. Tiện đây xin mở ngoặc, nói rà mìn là soi cũng đúng; thậm chí, là soi mói cũng không sao.

Tiếp tục đọc

Ngô Hồng Quang – (biểu diễn đàn cò)

Ngô Hồng Quang sinh năm 1983 tại Hải Dương. Học Nhạc Viện Hà Nội từ 1995 đến 2006, môn đàn nhị (đàn cò) và đàn bầu, làm giảng viên đàn nhị tại nhạc viện từ 2006 đến 2009. Hiện Ngô Hồng Quang đang theo học khoa sáng tác tại Nhạc Viện Amsterdam, Hà Lan. >>>