Trần Vũ | Vĩnh Yên 1973

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Áp tết Quý sửu xảy ra hiện tượng lạ trong gia tộc cụ Vương Gia Khánh cư ngụ số 422 Hai Bà Trưng Tân Định. Các sử gia về sau giải thích chính vì cường độ chiến tranh đã đạt đến mức khốc liệt trong mùa hè 72 khiến sức nổ dây chuyền của bom đạn làm đảo lộn trật tự của vạn vật. Riêng với họ Vương, tính quy ước bị phá vỡ đúng vào trưa thứ bảy ngày 27 tháng 1 năm 1973, là 24 tháng chạp năm Nhâm tý. Mấy ngày trước, tin đồn sắp ngừng bắn bỗng dưng loan truyền như một chiếc thảm rực rỡ từ một đuôi sao chổi vô hình bất ngờ lướt qua thủ đô và rũ xuống những mảnh tinh thể của hân hoan. Dân chúng Tiếp tục đọc

Trần Vũ – Ben Hur và Messala

Chartlon Heston vai Judah Ben Hur gặp lại Messala trong thành Jérusalem, phim Ben Hur 1959
Truyện ngắn Ben Hur và Messala in lần đầu trên tập san Văn Học tại Nam California năm 1991. Bản in trong tuyển tập Khi Tan Nắng của NXB Hội Nhà Văn 1993, cùng với bản in trong Tổng Tập Truyện Ngắn của NXB Kim Đồng bị lược cắt mà không có sự đồng ý của tác giả. >>>

Santiago Sylvester – Thi sĩ dấn thân gì?

Trần Vũ dịch

“Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?” là một tranh luận lâu đời giữa các nhà văn. Tại Việt Nam, câu hỏi này chìm khuất vào trong chiến tranh rồi chịu kiểm soát của Ban Tuyên giáo. Tại Nam Mỹ, dấn thân vẫn còn là >>>

Trần Vũ – Nhà văn nghĩ gì, làm gì mùa hè này

Phan Nhiên Hạo: Chào anh Trần Vũ. Mùa hè này có gì vui, buồn, đang bận rộn hay mơ ước chuyện gì?

Trần Vũ: Câu hỏi của Hạo làm tôi nhớ đến Gabriel Garciá Márquez, trong một trả lời phỏng vấn cách đã hai thập niên, Marquez kể: “Mỗi sáng tôi thức sớm, lúc 5 giờ khi đêm còn trinh trắng, bình mình vừa nhấm đến chân cát. >>>

Trần Vũ – Shuhun! Tên em là một trận cuồng

Ngày 17 tháng 10-1944 phó đô đốc Takijirō Ōnishi đến Phi Luật Tân, chính thức thành lập các phi đoàn Thần phong. Nhật Bản rơi trầm vào cuộc chiến tuyệt vọng. Mc Arthur đã áp sát vịnh Leyte, Halsey phong tỏa hải đảo Iwo Jima, biển Nhật đã bị khống chế. Với binh sĩ Nhật không còn lối thoát nào khác ngoài lưỡi gươm danh dự Seppuku: Rạch bụng hay chết cùng kẻ thù. >>>

Nguyễn Quốc Chánh, Trịnh Cung, Phan Nhiên Hạo, Chân Phương, Nguyễn Viện, Trần Vũ – Văn chương hôm nay nhìn từ ngoài lề (2)

Thảo luận bàn tròn (tiếp theo phần 1)

Nguyễn Viện: Với tư cách một người viết, cá nhân tôi không đặt nặng vấn đề lý thuyết, nhưng thật sự cần một kiến văn rộng và vốn sống phong phú. Trong một trả lời phỏng vấn trước đây trên Tiền Vệ và cả Da Màu, tôi có phát biểu đại ý rằng: Tôi không quan tâm đến việc tác phẩm của mình thuộc trường phái nào. Vấn đề cốt yếu với mỗi tác phẩm, là diễn đạt như thế nào là tốt nhất, kể cả việc nó phải vượt ra ngoài các ước lệ. Vì thế, một vị thế như anh Hạo hỏi >>>

Nguyễn Quốc Chánh, Trịnh Cung, Phan Nhiên Hạo, Chân Phương, Nguyễn Viện, Trần Vũ – Văn chương hôm nay nhìn từ ngoài lề (1)

Thảo luận bàn tròn (1, 2)

Phan Nhiên Hạo: Chúng ta vẫn thường bàn luận đủ đề tài liên quan đến văn chương, xã hội, chính trị mỗi khi có dịp ngồi với nhau hoặc qua thư từ, điện thoại. Những cuộc trò chuyện kéo dài hàng giờ, hàng buổi, diễn ra trong nhiều năm. Tôi tự hỏi tại sao chúng ta không viết những trao đổi như vậy xuống, chia xẻ với người đọc và những người viết khác. Mỗi người viết là một cá nhân độc lập, và tôi biết chúng ta không muốn và cũng không thể đại diện cho ai; nhưng mặt >>>

Catherine Cusset – Robbe-Grillet hay sự khủng bố văn chương

Trần Vũ dịch

Catherine Cusset, tác giả của tiểu thuyết Tương Lai Sáng Lạn thanh toán giáo hoàng của Tân Tiểu Thuyết mà bút pháp ru ngủ chỉ nhằm ca ngợi chính giáo hoàng. (Tuần san Marianne)

Khi tòa báo đề nghị tôi tham gia viết về các nhà văn mà giá trị được cường điệu cao hơn giá trị thật của chính họ, tôi đã nghĩ sẽ từ chối. Tại sao phải tự mình tạo thêm kẻ thù một cách miễn phí? Rồi Robbe-Grillet xuất hiện trong đầu. Trước tiên, ông đã chết, như thế tôi không thể gây tổn thương cho ông. Sau nữa, tôi cần thanh toán mối hận với ông từ thuở học dự bị Văn khoa. Tôi đã đọc tất cả những tác phẩm của Robbe-Grillet. Tôi từng viết một truyện ngắn lấy cảm hứng từ lối viết của ông và đã đưa truyện này cho một người bạn đọc. >>>

Trần Vũ – Trưa nắng Mỹ Tho

image001Những ai đã sống ở Mỹ Tho khoảng thời gian hai năm 78 và 79 đều có chung nhận xét: trọn thị xã nhỏ bé hiền hòa, nổi tiếng nhờ món hủ tíu này đã biến thành một chợ người hỗn độn dân tứ phương trở về sinh sống, đầy dẫy bon chen. Hai chữ “bon chen” được vay mượn từ nhóm từ vựng mới sản sinh sau Cách mạng >>>

Trần Vũ – Dương cầm

image001Ngày đầu tiên đạp xe xuống Củ Chi, nhận một chỗ giáo viên cấp một, Hòa đã chú ý đến chiếc dương cầm kê lây lất trong một góc tối của gian lớp học quạnh quẽ. Giữa bốn bức tường gạch xây không sơn phết, chiếc dương cầm nằm trơ trẽn, trần trụi và im lìm như một quý vật đang hấp hối. Lớp gỗ đánh bên ngoài hãy còn bóng, mảnh khăn nhung phủ phiếm đàn vẫn còn mịn. Cả chiếc ghế ngồi hình chữ nhật, có bốn chân cong cũng còn gần bên. Cây đàn chưa mất đi dáng dấp sang trọng lẫn vẻ kiêu sa của chính nó. >>>

Trần Vũ – Bên trong pháo đài

Bìa "Ngôi Nhà Sau Lưng Văn Miếu"
Bìa "Ngôi Nhà Sau Lưng Văn Miếu"

 In bởi nhà xuất bản Thời Văn năm 1989, tập truyện ngắn “Ngôi Nhà Sau Lưng Văn Miếu” của Trần Vũ được giới cầm bút hải ngoại đón nhận với rất nhiều thiện cảm. Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Mạnh Trinh, Thụy Khuê, Bùi Bảo Trúc, Hoàng Khởi Phong…lần lượt ngợi khen tác phẩm; những nhà văn gạo cội thế hệ trước như Mai Thảo và Nghiêm Xuân Hồng cũng bày tỏ vui mừng trước sự xuất hiện của một tài năng trẻ. Niềm vui của những người này có thể hiểu được: thời điểm đó, Trần Vũ là tác giả nổi bật của thế hệ nhà văn mới ở hải ngoại, tiếp nối những người viết của văn chương Sài Gòn trước 1975.

>>>