Năm 1980 ở Phan Thiết
trong khi đứng xếp hàng mua bột mì tem phiếu
như một trong hàng triệu kẻ khốn cùng,
mà cuộc “giải phóng” đã tạo ra,
một bà cán bộ nhìn chằm chằm vào mặt tôi, nói,
“Thằng này không có tương lai ở đất nước này.” Tiếp tục đọc
Phan Nhiên Hạo
Phan Nhiên Hạo | Những chỉ dấu của thời gian ngắn lại
Trên đường kẹt xe,
một người đi đến gặp một người,
chỉ để chia tay.
Trong căn phòng tối ẩm,
một người ngồi âm mưu với một người,
chỉ để chắc chắn không có việc gì được thực hiện. Tiếp tục đọc
Lê Hồ Quang | Phan Nhiên Hạo và Chế Tạo Thơ Ca

Cái tên tập thơ rất khiêu khích: Chế Tạo Thơ Ca 99-04 [1]. Thơ có thể “chế tạo” được ư? Phan Nhiên Hạo đã chế tạo thơ như thế nào? Đâu là những “kỹ thuật” mà tác giả đã dùng để chế tạo thơ mình? Liệu có thể xem những sản phẩm được chế tạo thuần kỹ thuật là thơ không?
Ta hãy lần lượt thử trả lời những câu hỏi trên. Tiếp tục đọc
Phan Nhiên Hạo | Thể thao, dao lam
Ở đất nước này
Chiến tranh là trò thể thao
Giết một mạng người là một bàn thắng
Làm người khác bị thương là một bàn hòa
Lịch sử là trọng tài ăn hối lộ
Lãnh tụ trên khán đài cá độ
Bằng máu. Tiếp tục đọc
Phan Nhiên Hạo | Năm tháng qua đi
Khi cha tôi chết
ngọn đèn cầy không kịp đến khóc thương,
những giọt nước mắt nóng bỏng.
Trong giấc ngủ tuổi thơ
tôi thấy bóng tối di chuyển
vào máu một người đang thở hơi cuối cùng,
những ý nghĩ bị viên đạn gạt ngã
như xóa một bàn cờ mệt mỏi của chiến tranh. Tiếp tục đọc
Sarah Timmer Harvey | Những bí mật công khai: phỏng vấn Phan Nhiên Hạo

Trong bài thơ tựa đề “Hãy Rửa Tay,” Phan Nhiên Hạo viết “Thưa các ngài đây không phải chuyện lắt nhắt/ không phải chuyện vị nghệ thuật, nhân sinh/ đây là chuyện vết cắt mấy mươi năm.” Bài thơ, viết năm 2009, qua thời gian, vẫn có nhiều ý nghĩa đối với cái hiện tại khủng hoảng của chúng ta, cũng như đối với cái quá khứ phức tạp của Phan Nhiên Hạo. Phần lớn cuốn sách mới nhất của Phan Nhiên Hạo, Paper Bells, khẳng định ý kiến của Diana Khoi Nguyen rằng anh là nhà thơ “có khả năng hiện diện trong những bề mặt đa chiều của cuộc tồn tại.” Tiếp tục đọc
Hai-Dang Phan | Phan Nhiên Hạo, viết và sống một đời sống lưu vong không hối tiếc
Hải Ngọc dịch
(Lời nói đầu cho tuyển tập thơ Paper Bells của Phan Nhiên Hạo. Hai-Dang Phan dịch ra tiếng Anh. Nhà xuất bản The Song Cave, New York, 2020)

Phan Nhiên Hạo sinh năm 1967 tại Kon Tum, thuộc cao nguyên trung bộ Việt Nam, một vùng núi giáp ranh với Lào và Cambodia. Cha anh là một sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa và mẹ là nội trợ, gia đình anh có lúc sống trong tiền đồn, có lúc lại sống trong thị xã. Văn chương là một phần của văn hóa gia đình: nhà của anh đầy sách và các tạp chí văn chương, cha anh làm thơ dù chưa từng xuất bản, và anh còn nhớ từ hồi rất nhỏ mình đã là một cậu bé yêu đọc sách. Anh bắt đầu học tiểu học ở một trường công giáo trong hai năm, rồi học tại trường công lập. Nhà gần với hai rạp chiếu bóng ở Kon Tum nên anh cũng có cơ hội xem nhiều phim từ bé.
Tiếp tục đọcPhan Nhiên Hạo | Làm lại litviet, tháng 4, 2020
Thế giới đang trải qua những ngày siêu thực, chìm trong một trận dịch bệnh lan rộng và chết chóc chưa từng thấy, như đang qua một cuộc chiến toàn cầu kỳ quặc. Cuộc chiến này không tiếng súng, không lãnh thổ để chiếm đóng, không quốc gia để tự vệ, không chủ thuyết để nhân danh, không anh hùng để ngợi ca, không phản bội để khinh bỉ, không chỉ huy để ra lệnh, không lính thí để xây thành, không mặt trận để xung phong, không kẻ thù để tiêu diệt. Một cuộc chiến không giao tranh. Một cuộc chiến mà tất cả các loại vũ khí tối tân bỗng trở nên vô dụng hơn dao cùn. Người ta không thể làm gì ngoài chờ đợi, chờ đợi chết hay chờ đợi được sống sót. Tiếp tục đọc
Thông báo (5) – litviet ngưng đăng bài cộng tác
Vì người chủ biên bận việc riêng, kể từ hôm nay, 10 tháng 5, 2012, litviet sẽ ngưng nhận và đăng bài cộng tác cho đến khi có thông báo mới. Cảm ơn các anh chị văn hữu và bạn đọc.
Phan Nhiên Hạo
Phan Nhiên Hạo – Thiên niên văn [t]hiến (Bài thơ 1000 chữ Hán)
Tôi bất lực mỗi khi đối diện với một văn bản chữ Nho của người Việt xưa. Dù văn bản đã được phiên âm ra “quốc ngữ” và có thể “xướng” lên, ý nghĩa của nó tôi vẫn không hiểu. Tuyệt đại đa số người Việt hôm nay cũng không hiểu. Di sản ngôn ngữ này là cái mu rùa bày trong tủ kính, bí hiểm và không thể chạm vào. Một di sản vô nghĩa đối với tôi.
Bài thơ “Thiên Niên Văn [T]hiến” sau đây gồm đúng 1000 chữ Hán phiên âm >>>
Phan Nhiên Hạo – Radio mùa hè
Te te… tò tí te…
Good moring anh chị em thủng nhỉ.
Đây là tiếng nói cô đơn,
phát thanh từ nước Mỹ,
giữa đồng bắp miền Trung – Tây, >>>
Phan Nhiên Hạo – Sài Gòn ngày nắng đẹp
7 giờ sáng là khoảng nắng đẹp nhất Sài Gòn dù 12 giờ đêm mới là lúc thành phố thành thật. Người ta ăn điểm tâm với sườn nướng trứng chiên cà phê pha sữa đặc hoặc đường. Bữa nào cũng là bữa miễn một ngày ba bữa miễn đất nước luôn giàu đẹp ba miền. >>>
Phan Nhiên Hạo – Thăm ông Nghiễm
tháng 7, 2007
Bốn giờ rưỡi chiều, ngại ngùng điện thoại ông Nghiễm lần đầu, không chắc ông sẽ tiếp. Không ngờ ông vui vẻ bảo lúc nào đến chơi cũng được, bây giờ đến cũng được. Lên xe ôm đi ngay, vào tìm nhà ông khá dễ. Ngôi nhà hẹp nhưng sâu, ngăn nắp, nơi cửa phơi những bức sơn mài đang làm dở. Ông ở trần, mặc quần soóc, dáng tầm thước, trẻ hơn so với tuổi, một phần vì mái tóc cắt ngắn. Đôi mắt tinh anh, khi cười nheo lại, răng còn đều. Ông nói chuyện từ tốn, cởi mở. >>>
Phan Nhiên Hạo – Bài tập chống trừu tượng
Hãy nghĩ thật cụ thể
về chỉ MỘT đứa bé
lang thang kiếm ăn trên đường phố Sài Gòn,
ở xứ sở mà người nghèo có được hai chọn lựa: >>>
Phan Nhiên Hạo – Bài ca cây
Tôi không ngủ quên trong hộp.
Tôi im lặng hé nắp,
nhìn những con kiến đang khiêng sự chết mập phì,
diễu qua mỗi ngày trên nền gạch cũ. >>>