Nhân dịp ông Nguyễn Quốc Chánh mở câu chuyện về Trịnh Công Sơn và mâu thuẫn trong những chỗ đứng chính trị thời chiến, tôi thử đọc vài đoạn lời nhạc Trịnh Công Sơn để suy nghĩ thêm một chút về bối cảnh chủ nghĩa dân tộc hậu thực dân kẹt trong bàn cờ Chiến Tranh Lạnh của đế quốc mới. Trong ngôn ngữ, mâu thuẫn thường để lại những dấu vết dù mờ. Đọc kỹ lời nhạc (trong điệu nhạc) là một cách rà theo những dấu vết này để hiểu rõ hơn mâu thuẫn nội tại của một văn bản. Muốn gọi phương pháp này là vạch lá tìm sâu, vạch lông tìm vết cũng được thôi, nếu sâu và vết cho phép ta suy nghĩ về cấu trúc một chỗ đứng, một nghị luận, một tình cảm, trong tương quan với người nghe, người đọc. Mục đích tôi không phải để tố cáo thêm Trịnh Công Sơn thân miền Bắc để rồi giảm giá trị nghệ thuật của ông trên lập trường chống cộng. Tôi chỉ muốn nhìn kỹ nội dung phản chiến trong nhạc ông để suy nghĩ về quan hệ giữa thái độ phản chiến của Trịnh Công Sơn và mặt bạo lực của chủ nghĩa dân tộc chống thực dân mà ông cổ vỏ. Tôi vẫn thích nhạc Trịnh Công Sơn và nhất là với giọng hát Khánh Ly như tiếng kêu thống của một thế hệ trước tôi trong chiến tranh. Tiếp tục đọc
Nguyễn Hương
Đỗ Hoàng Diệu, nguyễn hương, Hồ Đình Nghiêm, Thuận – Bàn tròn văn xuôi
Phan Nhiên Hạo: Chào các chị Đỗ Hoàng Diệu, nguyễn hương, Thuận, và anh Hồ Đình Nghiêm. Cảm ơn các anh chị đã nhận lời tham gia bàn tròn văn xuôi. Tôi mong đây là nơi các anh chị có thể thảo luận một cách cởi mở những vấn đề mà các anh chị quan tâm, trong tư cách những người viết văn xuôi chuyên nghiệp. >>>
Nguyễn Hương – Trao đổi với Trịnh Cung về tương quan giữa gốm và thơ Nguyễn Quốc Chánh
Đọc bài “Gốm Nguyễn Quốc Chánh” của anh Trịnh Cung, tôi vừa thấy thích vừa thấy xa lạ. Thích văn phong bay lượn, chuyên chở những cảm xúc nghệ thuật nhạy bén. Nhưng tôi xa lạ với phân tích tác phẩm.
Trịnh Cung khởi đi từ thơ của Chánh để nhìn gốm Nguyễn Quốc Chánh. Về loạt tác phẩm mang hình tượng dương vật, Trịnh Cung viết: >>>
Nguyễn Hương – Walter Benjamin nhìn tranh Paul Klee
Walter Benjamin (1892-1940) xuất thân gia đình người Đức Do Thái, là nhà lý luận phê bình văn hóa trong trường phái Frankfurt. Trên đường tị nạn Đức Quốc Xã năm 1940, ông vượt biên từ Pháp sang Tây Ban Nha để xuống Bồ Đào Nha đáp tàu đi Mỹ. Nhà nước Franco ra lệnh bỏ visa quá cảnh và trả về Pháp (lúc này đã bị Đức chiếm đóng) những người tị nạn như ông. Ông đã mướn phòng trọ, uống morphine tự sát vào ngày 25 tháng 9, 1940. Cái chết của Benjamin được nhắc đến trong nhiều >>>