Khương Hà – Chuyện đám ma

Ảnh: Khương Hà

Đọc sách, tới đoạn kể về đám ma, tự dưng nhớ chuyện hồi xưa, kể nghe chơi cho vui.

Cái đám ma đầu tiên trong đời mà tôi biết, là đám ma ông nội. Ông bị ung thư bao tử (sau này lớn tôi mới hiểu như thế nghĩa là gì). Năm đó tôi sáu tuổi. Tôi cứ nhớ mãi có lần theo ông vào rẫy, thường những lúc ông đi tưới cây thì tôi thơ thẩn đi bắt châu chấu hoặc nhặt cành cà phê về chất thành đống bên hông lều. Bữa đó tôi cũng đang nhặt thì tự nhiên ông quay về lều, gọi tôi và hỏi “Có biết cạo gió không?” >>>

Khương Hà – Chúng ta là giấc mơ của ai đó

Ảnh: Khương Hà

Ra đảo chơi, đang ngồi café ngắm hoàng hôn thì gặp một cậu bé chừng bốn tuổi. Cậu bắt con mèo mun đang quanh quẩn gần đó rồi hỏi “Cô ơi, mèo của cô hả?” làm mình hơi bất ngờ vì trong đám người ít ỏi trên cái đảo khỉ ho cò gáy này không ngờ cũng có người Việt. >>>

Khương Hà – Ba láp 1: Quán gái đẹp

Hẻm ở Bàn Cờ, Sài Gòn. Ảnh: Trần Việt Đức

Những chuyện vớ vẩn này vốn chẳng có chút thông tin hay sự kiện gì hấp dẫn, chỉ là rảnh rảnh kể chuyện ba láp chơi vậy thôi.

Quán café vỉa hè ở đầu đường nhìn thẳng ra chợ Tân Định, chỉ mở từ khoảng 9 giờ tối khi tiệm vàng đóng cửa nhường khoảng sân đậu xe cho chủ quán bày bàn ghế và bán >>>

Khương Hà – Mùi mùa xuân

Ảnh: Khương Hà

Với tôi, mùa xuân bắt đầu từ hương hoa điều tràn ngập trên những nẻo đường đất đỏ miền Đông. Mỗi khi đi xa về, lúc bắt đầu nghe mùi vỏ cây cao su trộn lẫn mùi đất ẩm, mùi lá khô, củi mục… là tôi biết mình đã về gần tới nhà. >>>

Khương Hà – Lạc lối

"Ánh mắt". Ảnh: Nguyễn Man Nhiên

Văn phong sáng, chính xác. Giọng điệu trầm, tĩnh. Một truyện ngắn đượm màu triết lý nhưng không sa đà vào triết lý dài dòng. Thật ra đây làm một truyện tình, buồn và đẹp, viết hay.

Phan Nhiên Hạo

*

Đây là một câu chuyện đã lưu lạc đâu đó trong ký ức của nhân gian. >>>

Khương Hà – Rừng cao su

Vùng Gia Kiệm mình ở gần như được bao bọc xung quanh bởi những rừng cao su bạt ngàn. Bây giờ đất chật người đông, những chủ đồn điền lắm phép cũng cắt bớt ra rồi chạy chọt thành đất thổ cư để bán cho dân chúng nên diện tích của rừng ngày càng thu hẹp lại. Ngày xưa, ông bà mình cứ nghe tới hai chữ “cao su” là lắc đầu >>>