Khai-triển từ nguyên-tác Anh-ngữ:
New Principles of Art History: Cuntology and Graffiti Art [*]
Cán-cân Tạo-Hóa rơi đâu mất?
Miệng-túi Càn-Khôn khép lại rồi!
(Hồ-Xuân-Hương)
ZÀN-BÀI
A. VÀO-ĐỀ
B. CÁI ZÂM TRONG LỊCH-SỬ MĨ-THUẬT
1) Hi-La, Cơ-đốc Jáo
2) Ấn-độ Jáo
C. FÊ-BÌNH MẤY NGUYÊN-LÍ TRONG LỊCH-SỬ MĨ-THUẬT
D. ĐI TÌM NGUYÊN-LÍ MỚI
E. LỒN-HỌC: MỘT FƯƠNG-FÁP THỨC-TỈNH VÀ SÁNG-TẠO: KHÔNG ÁM-ZÂM
F. ZẪN-CHỨNG: MỘT KINH-NGIỆM CÁ-NHÂN
—-
A. VÀO-ĐỀ
1. Có nên gọi luận cương này là “Elle-Học” hay không?
§. 001. Chuyên-luận này được thai-ngén từ Mùa Đông 1976, ở lúc fong-tào đòi tự-zo Luyến-ái và Nhân-quyền tại Hoạ-kì trong thập-niên 60 đang lắng xuống. Nhưng lí-tưởng “cách-mạng” ấy vẫn còn tiềm-tàng ziễn ra trong vất-vả, nhất là đối với tôi.
§. 002. Mặc zù lúc đó mới tới Hoa-kì, nhưng tôi đã để í tới văn-hóa và ngệ-thuật đại-chúng (Pop-culture/ Po-art) của Hoa-kì, khi còn ở Nam Việt. Từ 1976 tôi đã bỏ ra nhiều thì jờ tìm cách trình-bày hai vấn đề quan-trọng Lồn-Học và Ngệ-thuật Graffiti. Đây là những suy-tư tế-nhị liên quan tới tính-người, văn-hóa xã-hội và nhất là quan-niệm mới trong Lịch-sử Mĩ-thuật, sáng-tạo và thẩm-mĩ.
§. 003. Riêng về fần Lồn-Học, ngoài những ngiên-cứu lịch-sử Mĩ-thuật, fong-tục, tâm-lí, thẩm-mĩ và tôn-jáo, tôi vẫn ngĩ rằng tôi fải zùng ngệ-thuật của tôi, cùng với bài viết để làm sáng tỏ tính Lồn. Fải coi Lồn là “Vật” trong í-ngĩa Ding an sich của Kant, và sau này trong Was ist ein Ding? của Heidegger. Để thực-hiện chuyện này, tôi fải fân-biệt rõ ràng sự khác nhau jữa Tính-zâm (Eroticism) trong luyến-ái và trong Ngệ-thuật, và Tính-Tục-tằn (Pornography/Obscenity). Cho nên, tôi suy ngĩ mãi có nên nói thẳng là Lồn-Học, hay nên zùng một chữ hay một kí-hiệu làm ẩn-zụ (metaphor) để gọi chuyên-luận này là Elle-Học.
§. 004. Mặc zù không ai bị cấm fát-biểu trong những đề-tài thảo-luận có tính trao-đổi trong xã-hội (social communicative) như Habermas đã nêu lên trong The Theory of Communicative Action (vol.1-2, Cambridge, 1984), vấn-đề đạo-đức cần fải rõ ràng, và vấn-đề luân-lí nên được đặt ra zù luân-lí không fải là nguyên-lí thứ-nhất của đạo-đưc, như Habermas đã rõ ràng trong cuốn Moral Consciousness and Communicative Action (MIT, 1990) của ông.
§. 005. Bởi lẽ đó, tôi đang cân-nhắc, thay vì zùng ngay chữ LỒN, tôi có nên chọn một cái tên khác làm biểu-tượng (metaphor) cho LỒN để lịch-sự với độc-jả có khuynh-huớng đề cao “luân-lí” và hay lầm-lẫn “luân-lí” với đạo-đức. Habermas fân biệt rõ hai hạn-từ “đúng luật/legality” và “quyền sử-zụng cái jì cho fải fép/ legitimacy”. Nếu tôi chọn metaphor, thì trước tiên tôi cần jải-thích thuật-ngữ “ELLE”.
§. 006. ELLE là jì? Trước hết, theo mẫu-tự tiếng Việt, chữ và âm “L” đọc như âm của tiếng Français là ELLE. Thật là hi-hữu, thay vì nói “LỒN”, chúng ta nói tắt là “L”, rồi chợt thấy nếu fát-âm như thế thì chữ “L” (caractère) và chữ ELLE (mot/ pronom) trong tiếng Français trùng nhau nhưng không cùng ngĩa. Viết xuống là ELLE thay vì là “L” không chỉ tránh zùng “kí-hiệu” mà còn đỡ mang-tiếng là nói “tục”, ngoài ra, nó còn hay hơn là zùng tiếng Tầu, gọi LỒN là “âm-hộ”. Zùng tiếng Tầu là vết hằn nô-lệ của người Việt. Zùng chữ ELLE, tuy có ngĩa là “nàng” nhưng người Français sẽ không thể hiểu nội-zung của ELLE trong bài này. Đương nhiên, họ chí đoán đây là một “kí-âm/ Phonè” chứ không fải đại zanh-từ ELLE như trong câu “Elle est partie en ville à bicyclette.”
§. 007. Jải thích chữ ELLE trong bài này cho Tây hiểu fải nói thế này: “’Elle’. Cela signifie que le vagin!”
§. 007. Tại sao lại là “le”? Có lẽ tôi fải hỏi những người như Hoàng Ngọc Biên hoặc Chân-Phương, để biết rõ ngọn nguồn. Vì sao? Bởi tôi thấy một mạo-tự jống-đực (le) chì nam-tính lại nối kết với zanh-từ chỉ jống-cái hay nữ-tính tức “vagin”. Tiếng German thì rõ ràng với tôi vì LỒN là “die Scheide”. “Die” là jống cái. Ngay cả khi zùng tiếng lóng, “die Fotze”. Tiếng Việt cũng rất rõ trong mạo-tự jống cái về LỒN. Chúng ta nói “Cái lồn” (jống cái), “Con Cu” (jống đực).
§. 008. Bàn về nam-tính là nhìn vào sức-mạnh ngự-trị, kể cả hai zạng: vật-chất và tinh-thần. Như thế, theo tôi, vô-tình hay cố í, nhưng rất có thể theo lẽ tự-nhiên và rất gần với Logos (Lí-tưởng Uyên Nguyên). Có thể người Français thấy ngay đối-tượng hay “Vật” gọi là “vagin” có sức-mạnh vô-cùng khủng-khiếp, cho nên họ mới “hô lên” LE VAGIN. Nếu đúng như fân-tích của tôi, thì khối óc con người nhìn vào sự-vật không luôn luôn zựa vào lí-tính (rationality), mà zựa vào trực-jác uyên-nguyên hay a priori. Sau đó trở thành tập-quán và là vấn-đề của ngôn-ngữ và ngữ-học.
§. 009. Theo Chân Phương (Chân-Fương), một thà thơ có những tiếng thơ zản-zị, zuyên-záng và gợi-cảm và cũng là người chuyên-ngành về Văn-chương và ngôn-ngữ Fáp, thì “le vagin” là âm-đạo tức cái bên-trong chứ không fải là “la vulve” hay “âm-hộ,” một hình-záng bên ngoài mà chúng ta thường thấy và thường nói đến. Nhà thơ Chân Phương đã làm sáng tỏ Lồn (la vulve) như sau:
“LỒN = âm hộ, trong tiếng Pháp là LA VULVE (gốc la tinh vulva, Anh ngữ vẫn dùng nguyên si). Vậy thì cửa mình loài có vú trong tiếng Pháp là giống cái cả về văn phạm lẫn vật chất. LE VAGIN= âm đạo, từ gốc la tinh vagina nghĩa đen là cái bao hay ống bọc. LA GAINE trong tiếng Pháp dịch sang tiếng Anh là THE SHEATH, cùng ngữ hệ với từ Đức ngữ DIE SCHEIDE. Điều thú vị về từ vựng học ở đây là người Đức đã dùng phép ẩn dụ để gọi tên chỗ kín của giống cái.
LE, LA, DER, DIE, DAS…ngoài chức năng mạo từ có thể còn chuyên chở một vũ trụ quan nguyên khai. Vì sao dân Pháp nói LE SOLEIL mà người Đức lại bảo DIE SONNE và FRAU SONNE; hoặc LA LUNE trong khi tiếng Đức là DER MOND ? Tiếng Tây Ban Nha nói như tiếng Pháp EL SOL, LA LUNA là điều có thể giải thích vì ngôn ngữ hai dân tộc này cùng chịu ảnh hưởng giống đực, cái của tiếng La tinh . Cớ chi dân tộc Hán cũng gọi mặt trời là THÁI DƯƠNG và ẩn dụ mặt trăng qua hình tượng ả HẰNG NGA? Rơi vào cõi ur-wissenchaft là đụng đến một thứ triết học về ngôn từ mà Heidegger và Cassirer từng lò dò thám hiểm, và hình như Nguyễn Quỳnh đang có tham vọng tiếp tục.” (Chân Phương) [**]
§. 010. Chân Phương rất đúng, chứ không nên qúa cẩn-thận với “hình như”. Đã từ lâu tôi có tham-vọng đi sâu vào ngôn-từ. Hiển nhiên trong cách viết tiếng Việt của tôi. Theo tôi, ngôn-ngữ nào cũng fải viết thật rõ ràng theo tự-loại, ví-zụ: zanh-từ, liên đại-zanh từ, kể cả trạng-từ và tính-từ bổ túc cho nhau để làm rõ ngĩa. Về cách fát-âm cũng fải đúng, ngĩa là sửa sai ngay những sơ-hở về cách gi-âm.
§. 011. Nhưng trước khi bày tỏ tham-vọng ấy xuyên suốt chuyên-luận này, tôi vẫn cần fải làm sáng tỏ vài điều. Người Tầu coi mặt trời là “Zương” hay “Nhật” tức là sức mạnh. Zù rằng về tự-zạng (ideogram), chữ Nhật (Mặt Trời) không có chữ “Hỏa”, nhưng hiển-nhiên “Zương” hay “Nhật” chỉ về Hỏa (lửa). Mặt-Trăng là “Âm” tức là “Iếu”, “lạnh” hay “Thụ-động/Negative”, nên tính Âm zành cho “Thuỷ/Nước”, trong câu “Thuỳ-Hỏa tương jao”. Thế nhưng, người Nhật lại coi “Thái-zương” (Mặt Trời) là “Âm”. Cho nên họ nêu đích zanh “Thái-zương Thần-nữ”.
§. 011. Người Việt tuy có một ngàn năm Bắc-thuộc, noi theo hầu hết những tôn-chỉ và định-ngĩa thần-linh và vũ-trụ quan kiểu Tầu, nhưng “Hỏa” tức Zương-tính lại zành cho fụ-nữ, nên chúng ta nói “Bà Hỏa”. Vậy thì Văn-fạm Luận, hay í-niệm về ngôn-ngữ có trước Văn-fạm, vì Văn-fạm Luận ờ ngay thủa ban-đầu mang tính “con-người miêu-tả sự-vật cho chính mình” để cho sự-vật thuộc về í-chỉ của mình i-như cách mình đặt tên cho sự-vật theo “hiểu-biết của mình.” Ngữ-học zựa trên kinh-ngiệm ban-đầu, tức là môn sử của Ngữ-học, không bắt chúng ta fải theo các định-ngĩa uyên-nguyên (Logos), nhưng fải trưng ra tính-người (behavior) trong jai-đoạn cái tên của sự-vật ra đời. Cái tên đó tuy theo đúng quan-niệm của lí-tính (rationality), nhưng có thể không đúng tinh-thần của luận-lí (logics).
§. 011. Nếu quan-niệm rằng Vulva/Vulve (Lồn) là zạng bên ngoài thuộc về người nữ, và là jống cái (La, Die) thì cái Vagina/Vagin (bên trong của Lồn) cũng fải NHẤT QUÁN là jống cái. Như chúng ta đã biết, Vagin là jống đực. Nếu cái bên-trong khác cái bên-ngoài thì chúng ta lại fải truy-tầm í-ngĩa của sự khác nhau đó. Ví zụ, cả hai bên-trong (le Vagin) và bên-ngoài (la Vulve) cùa lồn fải cùng-tính. Trên thực-tế, hai mạo-tự biểu thị lồn trong tiếng Tây lại khác nhau. Theo luận-lí, cái gọi là cùng-tính nhưng khác mạo-từ sẽ trở thành ngịch-lí (contradiction). Nếu không ngịch-lí, thì cái gọi là cùng-tính ấy (âm-đạo và âm-hộ) là một paradox. Nếu paradox này là lẽ tự-nhiên a priori – “lúc thế này, lúc thế khác, – một thứ “hữu-tình ngịch-lí” – như nguyên-lí của luận-lí Quantum thì chúng ta cần fải ngiên-cứu thêm. Và nếu đúng “tính của LỒN là ngịch-lí, thì ngữ-fáp Francais nên cắt-ngĩa lí-zo sử-zụng LE, LA chỉ LỒN, vì LỒN “ba-trợn”.
§. 012. Nếu đúng LỒN rất “ba-trợn”, thì các nhà ngữ-học Tây cũng nên đặt vấn-đề xem tính Lồn “tất-định” (deterministic) hay “bất-định (indeterministics) – hay là cả hai? Chúng ta cũng có thể trả lời: “Trong “âm”có “zương”, và trong “zương” có “âm”. Nhưng đây không fải là í-niệm của Tây nhằm jải-thích LE VAGIN và LA VULVE, theo tinh-thần Triết-học của Ngôn-ngữ.
§. 013. Như vậy, LỒN-HỌC là một môn-học vất vả, và đây cũng chính là một trong những lí-zo khiến chuyên-luận này được viết ra. Chúng ta nên nhớ, LỒN-HỌC không fải là một Khoa-học trong fòng thí-ngiệm, mà là Khoa-học về Người để chúng ta hiểu rõ Con-người. Tại sao con người khóai LỒN mà lại chửi LỒN. Có fải chính bản chất uyên-nguyên của con-người rất mâu-thuẫn (contradictory) và thiên-vị (bias) hay không? Tôi thường bảo sinh-viên của tôi: “Các con thích cái jì cứ việc theo đuổi cái đó, miễn là có í-thức đúng và có trách nhiệm, chứ đừng “miệng Fật, tâm tà! Bố ngửi không được. Đó là vấn-đề của đạo-đức.”
§. 014. Đúng như Chân Phương nhận-định trong fần cuối về í-kiến LỒN của ông ở trên. Đối với tôi, ngôn-ngữ, là Nguồn-sống (Sein) của con-người, i như câu nói của Heidegger, “Ngôn-ngữ là cái nhà của Hữu-thể/ Nguồn-sống” Cho nên nắm bắt chữ-viết (writing/écriture) và tiếng nói (speech/parole) là đặt ra những câu hỏi về Logos, ở lúc con người trực-ngiệm ra zữ-kiện qua ngôn-ngữ, và thấy đúng là “mình” và đúng là “con-người”. (Xin xem “Đọc và Fê-bình Văn-fạm Luận của J. Derrida” zo Nguyễn Quỳnh trình bày trên Tiền-vệ (I-II) và Văn-chương Việt (III-IV và còn tiếp tục). Cũng xin đọc vở kịch ngắn Zao-Cảm của tôi trên Tiền-vệ.
2. Có nên gọi chuyên-luận này là LỒN-HỌC hay không?
§. 015. Tôi quyết-định zùng chữ LỒN-HỌC, vì hai lí zo: a) Đây là đề tài có tính nhận-thức học. b) Là một môn-học về người, nên hai chữ LỒN-HỌC không tục tằn. Nếu thế, tại sao chúng ta fải zùng metaphor? Zùng metaphor là chấp nhận rằng môn-học về LỒN có vấn-đề tục-tằn.
§. 016. Tôi sẽ cố-gắng tìm xem quan-niệm zục-tính (eroticism) có fải là căn-bệnh tự-nhiên của con người hay zo văn-hóa mà ra? Về điểm thứ nhất, tôi đã viết trong vở-kịch ngắn Mộng-Huyền thế này: “Thần Vệ-nữ là căn-bệnh của loài người!” Một đề tài như thế không thể tránh khỏi có những điểm bị ngộ-nhận, nhưng sẽ fanh-fui ra sự-thật để júp con người sáng suốt hơn, công bằng hơn và nhìn vấn-đề thật sâu-sắc và đúng. Nhân-zịp có Bàn-Tròn Mĩ-thuật gần đây, anh Phan Nhiên Hạo đã đăng một trong những tấm-tranh Lồn Học-4 (Cuntology-4) của tôi trên Litviet, cho nên tôi đã quyết-định làm sáng tỏ vấn-đề bằng cách cho đăng fần một của chuyên-luận Nguyên-lí Mới Trong Lịch-sử Mĩ-thuật. Đây là nguyên-lí zo chính tôi đề xuất. Là một jáo-sư zạy lịch-sử Mĩ-thuật và Triết-học tại Đại-học Hoa-kì cả 30 năm, tôi nhận thấy môn Lịch-sử Mĩ-thuật tại Hoa-kì, zù cao nhất trong văn-hóa Tây-fương, vẫn chưa hoàn bị. Năm ngoái, 2011, nhà xuất-bản Prentice Hall (Pearson) sửa soạn cho tái bản cuốn Art History của Stokstad và Cothren – khỏi nói đây là công việc của cả ngàn người – đã trả tiền tôi để nhờ tôi đọc và xét lại một fần nhỏ – và họ xin để tên tôi trong đó. (Tên tôi có trong cuốn Living with Art, 2010, và Dictionary of Art [34 tập, 1996]). Zĩ nhiên, đây là những vinh-zự cho tôi.
§. 016. Nguyên-tác của chuyên-luận này bằng Anh-ngữ, không có một số điểm bàn tới như trong fần Việt-ngữ kể trên. Bản Việt-ngữ được sắp lại và đứng trước bản Anh-ngữ để jới thiệu tới độc-jả Litviet. Như vậy nguyên-tác Anh-ngữ theo sau fần Việt-ngữ, sẽ không ra mắt kì này, chỉ để độc-jả quốc-tế tham-khảo. Mong rằng chuyên-luận này được hiểu đúng như tâm-nguyện của tác-jả, tức là không fải “đĩ-thõa” hay “tục-tằn”. Hết thắc mắc về tính luân-lí trong vấn-đề định-zanh, chung ta bắt đầu đi vào môn-học, zù rằng đây vẫn còn ở fần mở đầu.
§. 017. Tiếp vĩ-ngữ HỌC khi đứng sau bất kì một zanh-từ nào, chẳng hạn Toán-học, Sử-học, Khoa-học đều bàn đến “kiến-thức” về một bộ-môn. Bởi thế, LỒN-HỌC fải được trang-trọng coi như một môn-học về LỒN, chứ không thể bị lầm-lẫn với zâm-thư.
§. 018. Là một môn-học, LỒN-HỌC, fải đáp ứng những nhu-cầu của Nhận-thức Học, để cho chúng ta thấy môn-học này đứng-đắn và có hai bản-chất rõ-rệt, đó là: a) Những fương-fáp Khoa-học, và b) iếu-tính của Khoa-học, rất cần-thiết để làm sáng-tỏ và bảo-vệ luận-án về LỒN.
§.019. Khuynh-hướng Zục-tính như chúng ta đã biết có ở trong nhiều nền văn-hóa. Tuy nhiên, chỉ trong những tác-fẩm Ngệ-thuật Tạo-hình và văn-chưong, chúng ta mới thấy được sự hiện-hữu của í-niệm về “Zục-tính”, một điều tự-nhiên vì nó là cốt-cách của con người xuyên qua những cuộc bàn cãi và thực-hành trong khung văn-hóa, tôn-jáo và xã-hội. Ra ngoài khuôn-mẫu của luân-li, tôn-jáo và văn-hóa, Khuynh-hướng Zục-tính bị xem như là những í-niệm thô-lỗ và fải bỏ đi.
§.020. Nhìn LỒN qua luân-lí
Chúng ta hãy thử đọc một câu-chuyện “Lồn” trong văn-hóa bình-zân Việtnam. Tục truyền rằng xưa kia có Trạng Quỳnh trong thời Vua Lê-Chúa Trịnh, vào khoảng thế-kỉ 17 hay 18. Ông này có thói ngang ngược và có óc châm-biếm chua cay. Một hôm Trạng Quỳnh chợt thấy một bức tượng-đá fụ-nữ trần-truồng ở cổng chợ.
§.021. Zù không có hình-ảnh để lại, nhưng chúng ta cũng đoán biết tác-fẩm ấy không fải chỉ là bức-tượng khỏa-thân theo ngĩa thẩm-mĩ và ngệ-thuật, nhưng là một lối tự fô-trương thân-thể cho nên bức-tượng nổi-tiếng ấy gọi là Bà Banh. Bà banh “lồn” bà ra.
§.022. Chuyện lại kể rằng bất cứ khách buôn nào đem qủa zứa chà vào lồn Bà thì Bà Banh ban fước cho người đó làm ăn fát-đạt.
§.023. Bực mình vì zị-đoan của quần-chúng và vì cái lối banh của Bà Banh, Trạng Quỳnh vốn nổi tiếng có đức-độ cao và văn-tài, viết ngay mấy câu thơ trên bức tượng, để trừ tà, ám quỉ, như sau:
Khen ai đẽo đá tạc nên mày,
Khéo đứng zu mà đứng mãi đây.
Có ngứa sẵn đây zăm gốc zứa,
Khoe khoang chi ở thế-jan này!
§.024. Kể từ đó Bà Banh hết thiêng và câu chuyện chấm zứt. Nhưng còn bức-tượng của Bà Banh? Đâu rồi? Chúng ta cũng sẽ cố-gắng tìm-hiểu í của nhà điêu-khắc vô-zanh.
§.025. Có lẽ mọi sự chẳng qua chỉ là một ẩn-zụ đến từ sức tưởng-tượng của “tính zâm”. Tuy nhiên, hình ảnh “banh LỒN” không fải là một chuyện bất ngờ. Hình-ảnh ấy cho chúng ta một câu hỏi về “bản-chất” júp chúng ta tìm về Lí-tưởng Uyên-nguyên (LOGOS) với lí-zo quá mạnh và qúa tự-nhiên về LỒN – tức cái LỒN ám ảnh trong đầu óc con người.
§.026. Sự đối-ziện có tính cách lịch-sử – nếu qủa có thật – jữa Trạng Quỳnh và bức-tượng Bà Banh rõ ràng cho thấy sự fân-chia không ổn của í-niệm Tốt Xấu, vì nó không luôn luôn đúng; bởi lẽ í-ngĩa tiềm ẩn của “Zâm” fải được mang ra công-lí để bàn cãi. Khi Trạng Quỳnh ca-ngợi cái tài của nhà điêu-khắc vô-zanh (Khen ai) ông ta cũng fải thấy hình-ảnh sáng-tạo và nóng bỏng kia với sự khiêu-zâm rất rõ ràng.
§.027. Chúng ta cũng nên làm quen với LỒN trong bốn câu thơ sau đây của Hồ-Xuân-Hương (tôi cho rằng cái tên này fải có hai zấu nối để miêu-tả một cái hồ-xuân, ngát hương thơm, zù rằng rất có thể “Hồ” là tên họ của thi-sĩ.)
§.028. Nhìn LỒN theo ngĩa ám-zâm (eroticism)
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún fún rêu.
Theo sách Đóan-Mộng của Freud, zựa trên văn-hóa của Austria (Áo) thì fong cảnh và nhà thờ là biểu-tượng của lồn trong jấc-mộng. Zù chúng ta không cùng nhận-định với Freud, chúng ta cũng cảm thấy ngĩa đen và ngĩa bóng của từng câu một rất quấn quit với nhau – tục mà thanh, thanh mà tục. Chúng ta thử ziễn tả từng câu một.
1) Câu thứ nhất miêu tả ba ngọn đồi theo ba tiến trình “lên cao, xuống thấp” nối tiếp nhau, tạo thành một nhip ba, tức là cảnh jao-hợp. Hay là đang trèo lên.
2) Câu thứ hai miêu tả sự khóai-lạc zo Hóa-công an-bài, tuy vất vả nhưng sướng. Câu này cũng ám-chỉ thân-thể của fụ-nữ. Nhưng tuyệt vời vẫn là thấy ở
3) Câu thứ ba chỉ hai cái mép – cửa son, và cáí mu – tùm hum, và rồi
4) Câu thứ tư chính thị là cái lồn to và chắc (hòn đá), đang gồng lên, và có lông lún-fún.
§.029. Nếu không ziễn bốn câu thơ như trên, thì tính-zâm (eroticism) của bài thơ rất lững lờ – tuy quái-zi, nhưng hay, chứ không hẳn tục. Tính lững-lờ và quái-zị mà không tục trong một bài thơ như thế khó có thể chuyển sang ngôn-ngữ khác. Nói thẳng là không thể nào zịch được vì nó sẽ làm “bẩn” ngệ-thuật thơ, và gây ấn-tượng không tốt và không đúng cho người đọc.
§.030. Nhìn LỒN theo ngĩa hài-hước tục-tằn (pornography/obscenity)
Dâm-tính (eroticism) trong hài-hước zễ bị coi là “tục-tằn” và có mục-đích “bán-zâm trong văn-ngệ”, zù chỉ để mua vui. Chúng ta hãy đọc mấy câu đối sau đây.
§.031. Truyện vui kể rằng, một trưa nắng ngoài đồng, có một ông sư và một chú tiểu thấy một fụ-nữ trẻ đang cầy ruộng với một con trâu cái. Vì fụ-nữ này mặc váy và lom-khom cầy ruộng, nên để hở lồn. Ông sư nhìn thấy, ngĩ rằng người đàn bà quê không chữ ngĩa, cho nên ông đọc mấy câu châm chọc:
Nhất nhân, nhất ngưu, nhất điền,
Nhất môn tiền, nhất môn hậu.
§.031. Bất ngờ fụ nữ kia có học, nge sư nói thế, bèn quay lên nhìn sư và tiểu rồi đối ngay:
Nhất sư, nhất tiểu, nhất chùa chiền,
Lưỡng đầu chỉ địa, lưỡng đầu thiên.
§.032. Bị hạ nhục vì hai đầu thầy-trò là hai đầu buồi, sư lên quan kiện fụ-nữ. Quan-huyện truyền rằng hai bên xem ra có học mà vô tư-cách cho nên ông ra câu đối. Nếu ai đối được thì tha. Ai không đối được sẽ fải đòn để làm gương.
§.033. Quan-huyện ra bài:
Đường-môn khai,
Huyện-quan cư chính-vị
Tổng-lí lưỡng an bài,
Quần-chúng đáo hậu lai.
§.034. Nhà sư đối:
Thiền-môn khai,
Thích-ca cư chính-vi
Bồ-tát lưỡng an-bài,
Sư vãi đáo hậu lai.
§.035. Quan-huyện tha cho sư. Trong khi ấy, fu-nữ tỏ ra (hay làm bộ) lúng-túng. Quan-huyện ra lệnh đánh đòn làm gương. Fụ-nữ thưa rằng cô (hay bà) chỉ có một cái quần nên xin Quan cho fép cởi quần ra chịu đòn. Quan cho fép. Nhưng vừa mới tụt quần xuống, fụ-nữ tìm ra í thơ, xin được đối.
§.036. Fụ-nữ đọc:
Quần môn khai,
Đóc-đách cư chính-vị
Lông-lá lưỡng an-bài,
Cặc lõ đáo hậu lai.
§.037. Quan-huyện đỏ mặt cười vang, khen là qúa hay, và tha cho fụ-nữ.
§.038. Kiểm chứng lại, chúng ta thấy cách đối tuy tục-tằn, châm-chọc nhưng có một ngĩa rất sâu sắc về tính người. Trước hết, chính ông sư vì bị lôi cuốn vào chuyện “lồn”, nên mới sinh ra fiền-fức.
§.039. Đối với người fụ-nữ, hiển nhiên cũng mạnh tính zâm, nhưng coi hai cái đầu trọc của ông-sư và chú-tiểu chẳng qua cũng chỉ như hai cái buồi mà thôi.
§.040. Câu chuyện hài-hước và tục-tỉu đưa tới kết-luận là trong xã-hội con người cả hai tôn-jáo và luật-fáp không bằng cái lồn, và zo đó làm-tình mới là – hoặc có thể là – mục-đích tối-thượng ở trần-jan (cặc lõ đáo hậu lai).
§.041. Lồn trong triết-lí và tình-cảm của con-người
Fần mở đầu của chuyên-luận này chưa thể đi sâu ngay vào khía-cạnh triết-lí và tình-cảm của con-người liên quan đến LỒN. Nhưng chúng ta có thể đưa ra một ví-zụ, rút từ văn-học Việtnam.
§.042. Trước hết, tiếng nói và chữ viết đều chỉ vào sự-vật – hữu-hình hay trừu-tượng. Khi sự-vật đã được gọi tên và đã được viết ra thì hình-ảnh của sự-vật được lưu-trữ, được nhớ đến, được liên-tưởng cho nhu-cầu trí-tuệ, tưởng-tượng và tình-cảm của chúng ta. Có thế mục-tiêu thảo-luận (Discourses) của chúng mới zể zàng.
§.043. Cái jống, trong tiếng Việt, là “lồn và buồi”, chính là biểu-tượng của nam và nữ. Đi xa hơn nữa chúng tách khỏi xác-thân để trở thành biểu-tượng cho tư-tưởng. Khi ấy chúng trở thành “hình-ảnh miêu-tả”/ Signifiers cho “sự-kiện được miêu-tả”/Signified.
§.044. Nge rằng, bà Hồ-Xuân-Hương trở thành vợ thứ của ông Fủ Vĩ-tường. Ông Fủ mất đi, Hồ-Xuân-Hương thương tiễc làm một bài thơ trong đó có hai câu – tiếc-thương não-lòng và sâu-sắc tràn đầy trí-tuệ, như sau:
Cán-cân Tạo-Hóa rơi đâu mất?
Miệng túi Càn-Khôn khép lại rồi!
§.045. Í-niệm “Tạo-hóa” chính là việc làm của sáng-tạo. Ngĩa trong hai câu thơ trên không fải là sáng-tạo thủa “khai-thiên lập-địa”, mà là những thứ lớp sáng-tạo ra vạn-vật sau tiếng nổ Bùng (Big Bang), nhờ thế vũ-trụ ra đời bao bọc mọi fù-sinh trong đó có hằng tỉ vì sao. Chúng ta gọi vũ-trụ là túi Càn-khôn.
§.046. Những jì sinh ra sau tiếng nổ Bùng và trong Túi Càn-khôn đều theo nguyên-lí. Nguyên-lí được ví-von như thước đo, và được con người nhận biết bằng trí-tuệ (cognizance) và bằng cảm-tính (sensation).
§.047. Câu nói “Con mày con nuôi không bằng con BUỒI làm ra” ám-chỉ sáng-tạo uyên-nguyên, ví như mọi việc “đo bằng thước” và tuân theo ước vọng (intentional).
§.048. Trong iêu-đương – đặc-biệt trong tình-ngĩa vợ-chồng, í-ngĩa đậm-đà và buồn nhất – khi một trong hai người không còn nữa được ví như sự xụp-đổ hoàn-toàn của “vũ-trụ”.
§.049. Cách ví-von và cũng là tiếng khóc của Xuân-Hương vừa trí-tuệ và cũng vừa tình-cảm. Không còn thước-đo (nguyên-lí) sáng-tạo thì luyến-ái cũng như í-ngĩa của cuộc-đời trở nên vô-ngĩa.
§.050. Sáng-tạo của Tạo-hóa qua í-ngĩa lúc này (Dasein) tan mất, ví-như nguyên-thủy không còn. Nguyên-thủy không còn tức là vũ-trụ hay Càn-khôn sụp-đổ. Sự sụp-đổ ấy có ngĩa nguồn-sống (Sein) không còn, cho nên, “Miệng túi Càn-khôn khép lại rồi.”
§.051. Kinh-ngĩa Veda nói “Không sinh, Không tử”. Nói thế tức là hư-vô hóa cuộc đời hay không còn con-người và vạn-vật.
§.052. Con-người nối-kết với nhau trong cuộc-đời – ngay lúc này và ở đây – chứ đâu có sống với hư-vô.
§.053. Chỉ có con người không hiểu rõ fận-người mới hoang-tưởng đi tìm “bất-tử”.
§.054. Chúng ta nói, “Iêu-thương là cái đẹp ở trần-jan.” trong cả hai í-ngĩa tinh-thần và vật-chất. Cho nên, khi iêu là “iêu cả lồn-buồi”. Nếu không thì thiến nó đi. Thiến là sự “tận-ziệt”. “Hoạn-quan” là thứ người “nô-lệ” và bị tước bỏ nguồn-sống.
§.055. Đi tu không thể lên thiên-đàng. Đi tu là một hành-động chết từ từ ở thế-jan. Một thứ tự-tử qua ảo-mộng.
§.056. Ông Fủ Vĩnh-tường mất đi, “buồi ông không còn nữa. “Lồn” Xuân-Hương khép lại qủa là một hành-động sâu-sắc về luân-lí, nếu chúng ta tin theo định-ngĩa về “Tiết-Hạnh”. Đúng hay Sai, ở đây chúng ta không thể bàn tới được. Ra ngoài í-ngĩa ĐÚNG-SAI là chạm mặt với những vấn-đề vượt ra ngoài nguyên-lí và thành-kiến. Ra ngoài thành-kiến là hợp ĐẠO-ĐỨC, vì ĐẠO-ĐỨC không thể nói lên lời.
§.057. Tiếng-khóc của Xuân-hương qúa bi-thương vì nó là đỉnh cao của trí-tuệ và tình-người được ziễn-tả bằng một thứ ngôn-ngữ bình-thường nhưng xúc-động và trở thành hoa-lệ:
Trăm-Năm ông Fủ Vĩnh-tường ơi!
Cái nợ ba-sinh có thế thôi!
Cán-cân Tạo-hóa rơi đâu mất?
Miệng túi Càn-khôn thắt lại rồi!
§.058. Chúng ta có những áng-văn cổ, hùng-hồn và xúc-động như Chinh-fụ Ngâm. Bi-thiết như nhiều đọan trong Truyện Kiều, và gay gắt như Cung-oán Ngâm-khúc. Nhưng thơ và tư-tưởng của Xuân-Hương luôn luôn mới lạ và sáng-tạo, đặc biệt trong fạm-vi ngôn-ngữ. Có thể nói rằng khách mày râu khoa-bảng thua xa.
§.059. Tôi cho rằng Việtnam có nhiều bất-hạnh vì có những người Việt xuất chúng, suy-ngĩ fi-thường, nhưng bị bỏ quên. “Bỏ quên” là một cách nói nhẹ-nhàng, thực sự fải nói là “bị chính người Việtnam tiêu ziệt.” Triệu Trinh-Nương bị gọi là Triệu-Ẩu (con mẹ Triệu), có “zú zài ba thước”, Nguyễn An, Công-trình Sư vẽ kiểu thành Bắc-kinh, và Fạm Hoằng, được vua Anh-tông nhà Minh kính nể gọi là Bồng-lai Cát-sĩ,. Cả hai Nguyễn An và Fạm Hoằng bị người Việt đem cống sang triều Minh làm họan-quan (nô-lệ). Hồ (Lê) Qúi-Li bị người Việt khai trừ vì zám fê-bình Khổng-tử, còn Nguyễn Trãi bị chu-zi tam-tộc vì là khai-quốc công-thần. Hồ-Xuân-Hương bị gọi là “con”, một từ nhục-mạ. Trái lại, “Ông Bà Tầu hay ông Bà Tây nào cũng là thánh-nhân”, và tiếng Việt trở thành “local” hay “ba que”. Người Việt có tư cách không nên ngĩ và làm như thế.
§.060. Năm 2004, khi thuyết-trình đề tài Mấy Fạm-trù Thẩm-mĩ của Kant tại Fân-khoa Triết-học của Viện Đại-học Hànội, tôi hân hạnh được một nữ jáo-sư tên Qúi cho biết ngay trong hội-trường là chính Sử-Tầu ca tụng Triệu Trinh-Nương. Và cũng theo sử Tầu thì “Bà Triệu rất đẹp!”
§.061. Mở đầu cuốn Kama Shilpa Francis Leeson có gi mấy câu của Iqbal nói rằng, “Văn-hóa Tây-fương coi trí-tuệ (the intellect) là nguồn-sống trên đời, trong khi ấy Văn-hóa Đông-fương (Ấn-độ) coi luyến-ái (kiểu India) là nền-tảng của cuộc đời. Iqbal nhận-định rằng tình-iêu júp trí-tuệ hiểu đời, còn trí-tuệ júp tình-iêu được quân-bình. Cho nên, Iqbal ước ao một nền-tảng mới cho thế-jan xây zựng trên sự hợp-thể của trí-tuệ và tình-iêu.”
§.062. Khao-khát của Iqbal mới nge có vẻ lọt tai, nhưng Iqbal không thông văn-hóa Tây-fương, vì Tây-fương, kể từ truyền-thống Hi-La, luôn luôn coi trí-tuệ và luyến-ái (trong ngĩa “eroticism”) là cuộc-đời không thể fân-li. Chúng chỉ fân-li trong hoạt-động đặc-thù của chúng. Người Fáp (Franҫais) có câu: “Khi bên zưới hoạt động thì cái đầu bay ra ngoài cửa sổ!”
March 3, 2012
(Kì tới: B. Cái-zâm trong lịch-sử Mĩ-thuật)
—
Chú thích:
[*] Luận-cương đăng trên Liviet sẽ không có fần Ngệ-thuật Graffiti.
[**] Trao đổi riêng qua email với Chân Phương, đầu tháng 3, 2012