Tôi rất ngạc nhiên khi hoạ-sĩ Trịnh-Cung đưa ra một vài thắc-mắc, không kiểm-chứng và đi vào kết-luận qúa vội-vàng và bất-cẩn. Tôi mong họa-sĩ Trịnh-Cung làm ngay những điều sau đây:
1. Liên lạc với Nguyễn Cầm và hỏi cho ra lẽ.
2. Liên-lạc với những người sau đây: Nguyên Khai, Cao Thanh Tùng, Hoàng Ngọc Biên, Huỳnh Hữu Ủy và Thứ-trưởng Kinh-tế Nguyễn Xuân Ngĩa. Những người này hiện đang ở Nam California để biết về cuộc Triển-lãm của tôi tại Thư Viện Quốc-ja zo Cụ Mai Thọ-Truyền (Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc-Trách Văn-hóa) và cụ Nguyễn văn Rỡ đỡ đầu.
3. Chuyên ngành của tôi có rất nhiều căn-bản ở Âu-châu, nhất là Đức, chứ không riêng ở Hoa-kì. Chỉ cần đọc những bài tôi đang đăng trên Vănchương Việt thì rõ. Barbara Rose là cây viết rất xoàng ở Hoa-kì, và còn viết sai.
4. Tây (Francais) rất jỏi về ngệ-thuật và văn-học. Nhưng trong tư-tưởng chỉ có Descartes xứng đáng là Triết-ja mà thôi. Tuy nhiên, ông này không bì được với Spinoza. Từ thế-kỉ 17 đến nay, tư-tưởng của Đức chỉ-đạo. Các Triết-ja Francais như Sartre, Derrida, Merleau Ponty, và Lévinas đều là học trò xa gần của Husserl và Heidegger, tức là Đức.
5. Xin miễn bàn tới thơ của Paul Klee. Muốn học Lịch-sử Mĩ-thuật ít nhất fải đọc sách của vài tác-jả như Panofsky, Wolflin, và Arnold Hauser, toàn là Âu-châu. Đây là lí-zo tại sao ứng-viên ban Tiến-sĩ Lịch-sử Mĩ-thuật từ thế-kỉ 18 đến nay băt buộc fải thi tiếng Đức.
6. Cho rằng một nhà xuất bản có tên tuổi thì cái jì xuất bản ở đó cũng có já-trị. Ngĩ như thế là “ngịch-lí/ fallacy”.
7. “Cạo-nạo” đúng là một kĩ-thuật. Nhưng có hoạ-sĩ A than rằng họa-sĩ B hỏi cách “cạo-nạo” của A, rồi thời jan sau đó làm một tấm tranh “cạo-nạo” như của A. Đó mới là chuyện fiền. Xin đừng ép tôi fải nói rõ. Nhất là “khui ra” trên Web.
8. Anh Nguyễn Hải Sơn còn jữ bài viết của Thái-tuấn.
9. Ông Paul Seltz đến xem tranh vẽ trên jấy có đề-tài Chính-trị và Xã-hội của tôi tại trường Anh-ngữ Kinh-luân zo ông Lê Tôn-Hiến là jám-đốc, khi đó trường Kinh-luân còn nằm trên đường Chi-lăng, Ja-định. Hình như ông Lê Tôn Hiến còn ở Sàigòn, và trường Kinh-luân của ông ta còn đó, nhưng ở địa-điểm khác. Xin đến hỏi ông ấy.
10. Tôi ngưng ở đây vì tôi đang zạy học và viết bài cho hai Hội-thảo quốc-tế ở Liverpool và ở Chicago. Nhưng tôi xin có í-kiến, và mong họa-sĩ Trịnh-Cung không khước từ:
Tôi đề ngị hoạ-sĩ Trinh-Cung chia xẻ với chúng tôi một trong những cuốn sách mà hoạ-sĩ đã nêu lên theo lối “Đọc và Fê-bình”. Sau đó chính tôi sẽ đọc cuốn sách đó để chứng minh cái jì hay và cái jì zở trong cuốn sách đó.
Trong fần tiểu-sử, họa-sĩ Trịnh-Cung có gi là đã thuyết-trình tại vài nơi ở Hoa-kì. Xin hoạ-sĩ Trịnh-Cung cho chúng tôi biết đề-tài và zàn-bài của những bài đó. Chắc chắn fải bằng tiếng Anh, và fải có nhiều í hay. Như thế này “thú hơn” là hồ-ngi không có chứng cớ.
Trân trọng,
Nguyễn Quỳnh