Phan Hải-Đăng. Brodsky trong Bar Saigon. Những thánh ca…

Phan Nhiên Hạo dịch

Phan Hải-Đăng sinh 1980, đến Mỹ khi mới hai tuổi, học tiến sĩ văn chương tại University of Wisconsin, Madison và cao học sáng tác tại University of Florida, Gainesville. Phan Hải-Đăng làm thơ, viết phê bình, dịch (từ tiếng Việt sang Anh). Lấy cảm hứng từ hiện thực hơn là những suy tư trừu tượng, thơ Phan Hải-Đăng cho thấy những tương quan chồng chéo giữa cá nhân và lịch sử, những rung cảm tinh tế trong tình yêu và trong đời sống đô thị của xã hội hiện đại: trần trụi nhưng không phải không thi vị. Ngôn ngữ chắt lọc, xử dụng tối thiểu lượng chữ cần thiết cho điều muốn nói, mô tả nhiều hơn ẩn dụ, thơ Phan Hải-Đăng có vẻ đẹp thanh đạm nhưng cứng cáp của những tác phẩm hội hoạ trường phái tối giản. Sự kín đáo của thơ Phan Hải-Đăng vừa đủ để gợi mở trí tưởng tưởng và giác quan của người đọc, nhưng không biến bài thơ thành một câu đố triết học rẻ tiền, giả tạo. Lối viết có tính kiểm soát cao của Phan Hải-Đăng đem lại cảm giác cân bằng và sâu lắng. Tôi tin Phan Hải-Đăng sẽ là một nhà thơ thành công trong văn chương chính mạch Hoa Kỳ.

Phan Nhiên Hạo

*
 
 
Brodsky trong Bar Saigon[*]
 
 
Leningrad. Thời kỳ hậu-Stalin tiền-tẩy mùi
Trước lúc xảy ra phiên tòa hề, túp lều Norenskaya,

và cuộc lưu vong ở Mỹ. Đám đông thường lệ
những khách hàng quen nghiền đời trong mây khói thuốc:

những kẻ lang bạt, sinh viên, thi sĩ, tội phạm,
mật vụ KGB mặc quần jeans — tất cả đều là Người Sài Gòn.

Nơi đây giữa đại lộ Nevsky và Vladimirsky,
lời nói tuôn nhanh, café rơi chậm;

Rượu Hungary bán đắt ngoài kia,
nhưng trong này thơ ca là thức uống mạnh nhất;

bình minh lạnh lẽo luôn đến quá nhanh
cho những khuôn mặt dưới đèn như trăng xa vắng,

bàn tay ẩn danh du lịch trên đùi.
Chuyến tàu điện chót khởi hành về nơi bầu trời chấm dứt.

—-
[*]Ở Leningrad có quán rượu tên Saigon Bar (chú thích của tác giả)
 
 
 
Những thánh ca từ Florida
 
 
Mặt trời nơi đây dân chủ. Đốt đều mọi người.
Tháng Tám nóng bức, cơ thể kêu đòi một trận
mưa giông.
Tháng Chín, đi dưới tàn cây thoạt nhìn như dương liễu khóc.
Những vòng hoa rêu thân cây sồi lớn, tay dài vươn ra
mặt đường tối sẫm.

*

Chim sẻ lượn xuống từ cây de vàng
tha những cọng cỏ sửa tổ chuẩn bị
đón bão.
Bức tường phía này mặt trời nung đốt, bốn mùa chịu đựng nắng mưa:
Ống máng cưa cụt thò ra từ gạch màu thịt
như khúc xương tươi

*

Dưới phố, những chiếc bàn trong tiệm bi-da ửng sáng trong buồi chiều tàn.
Trên điện thoại di động giọng em xa xôi vọng đến,
lạnh lùng,
khoan dung. Cuộc cãi vả hàng tuần không định trước của chúng ta bị gián đoạn
bởi tiếng ho khan từ máy điều hòa, tiếng rít chói tai của chiếc xe qua.
Lần này tôi không đùa đâu.

*

Những đám mây phải nói gì, chúng không thể nhớ?
Cuộc vượt Đại Tây Dương một ký ức lãng quên?
Trái đất
cũng là trái đất, nhưng khác. Trên vai buổi đêm,
nâng lên bởi hàng cây cọ, mặt trăng vẫn mọc — nửa đầy
hay vơi?
 
 
 
Đến và Đi
 
1.

Đứng trên ban công với người em họ tên Vũ
nó hỏi tôi đi máy bay cũng giống thế này sao.

Một chiếc phi cơ bay qua vang ầm
bầu trời đang nói mật mã.

Tôi nhìn xuống dưới và thấy xung quanh:

Cái cục rối bời bất khả của đám dây điện tóc đen thắt nút,
đường phố gãy vụn giao thông tra tấn,

dòng sông ngạt rác, và vệt nắng xước,
những toà nhà lam san sát bên nhau

Tôi chẳng nói gì. Tôi đoán thế này cũng giống như đi máy bay.

Người em họ tôi hẳn đang tưởng tượng:
những mảng cỏ tàn cũng giống như đồng lúa xanh,

thành phố, đất nước duy nhất mà nó từng biết biến mất,
thế giới phân hủy trong thứ dung dịch bóng đêm.

Seoul, Tokyo, London, Paris, L.A.
và cả Sài Gòn, trở nên mờ nhạt.

Tiếng động, sức nóng.

2.

Tôi quên phần này:

Một em họ nữa đứng trên ban-công hôm đó.
Vũ nói chuyện với cô em gái, không phải tôi.
Dường như tôi đã đi xa dù đứng cạnh họ.

Trên ban-công với những người em họ ở Sài Gòn,
Tôi thấy một con chó hoang lông màu mặt trời.

Lần theo dấu vết ký ức đi đến góc đường
Rồi nhấc chân sau.

Chuyến bay của tôi khởi hành buổi tối.
 
 

(Phan Nhiên Hạo dịch từ nguyên bản tiếng Anh)

————————————————-
 
 
Brodsky at the Saigon Bar
 
 
Leningrad. The post Stalin pre deodorant era.
Before the kangaroo trial, cottage in Norenskaya,

and exile in America. The usual crowd
of café habitués milling in a haze of smoke clouds:

bohemians, students, poets, and criminals,
even jeans clad KGB—Saigoners all.

Here at Nevsky and Vladimirsky Ave.,
the talk is fast, the coffee slow;

Hungarian port sells out the door,
but poetry is the hardest liquor;

cold dawn always arrives too soon
for faces lit by lamps like distant moons,

and hands incognito that travel thighs.
The last tram now departs for the last sky.
 
 
 

Motets from Florida (Montale)

 
 
 
 
Arrivals and Departures

1.

Standing on a balcony with my cousin Vu
he asked me if this is what it feels like to be flying.

A passenger plane roared above us
like a password the sky spoke.

I gazed down and around me:

The impossible tangle of wires like knots of black hair,
the streets and lanes torturous and broken,

the river choked with garbage, streaked with sun,
the pastel buildings beside themselves.

I said nothing. I guess this could feel like flying.

My cousin must have been imagining:
the patches of dead grass as lush green rice fields,

the only city and country he had ever known vanishing from view,
the world dissolving in a solution of night.

Seoul, Tokyo, London, Paris, L.A.
Saigon, too, fading away.

The noise, the heat.

2.

I misremembered this:

There was another cousin on the balcony that day.
My cousin Vu spoke to her and not to me.
I stood beside them, but it was as though I was already gone.

Standing on a balcony with my cousins from Saigon,
I spotted a stray dog the color of the sun.

It followed the traces of a memory to the corner
And lifted a hind leg into the air.

My plane departed that evening.

(Leaving Ho Chi Minh City, 2003)