Trong Khởi Hành số 155 tháng 9.2009, ông Huỳnh Hữu Ủy trong bài “Nhân Một bài Viết Về Hội Họa” đã phê phán bài viết “Rừng Và Cảm Tạ Người Mẹ” của tôi đăng trên damau.org , nhân triển lãm tranh về người mẹ của Họa sĩ Rừng tháng 8 vừa qua tại báo Người Việt và cá nhân tôi . Tôi không vòng vo dài dòng, chỉ xin đi thẳng vào vấn đề, trả lời những điểm mà ông Ủy đã chỉ trích tôi.>>” />
1. Đạo văn, plagiarism
Ông Ủy cho rằng :” Có lẽ tôi phải nói thẳng là ông Phong sử dụng những bài viết của tôi, sao chép lại rồi sửa đổi mà chẳng cần ghi chú gì cả. Đề câp đến nghệ thuật của Rừng các năm 60 chắc chắn là Đặng Phú Phong phải dùng các văn bản của tôi, bỡi vì đó là những nguồn tài liệu duy nhất, chẳng nơi nào có nữa”, rồi ông kết luận” Viết lách như vậy thì gọi là gì? Chẳng còn từ nào khác ngoài hai chữ đạo văn, plagiarism”.
Trả lời: Khi tôi viết bài Rừng Và Cảm Tạ Người Mẹ , và trước đó vài ba năm tôi cũng viết một bài về Rừng, hai lần viết tôi đều có trao đổi với Rừng, những thông tin mà tôi dựa vào là của Họa Sĩ Rừng.( Những chi tiết về 2 bức tranh Bào Thai Đen và Khuôn Mặt Đàn Bà Già là chính do Rừng nói với tôi. Rừng có thể xác nhận nếu như ông Ủy muốn hỏi ). Vậy ông Ủy không phải là người duy nhất có những thông tin , tài liệu về Rừng.
Ông bảo tôi “ sao chép lại rồi sửa đổi.”. Thật tình tôi không hiểu cao kiến của ông trong 6 chữ này, vì nếu tôi sao chép lại thì còn sửa đổi làm gì nữa. Và từ đó ông kết luận tôi đạo văn (ông), thì ông đã phạm sai lầm . Đạo văn là ăn cắp văn, bê nguyên cả bài văn hay một đoạn văn hoặc một câu văn của người khác làm thành của mình. Còn ở đây ông cho rằng tôi sửa đổi (văn ông ) thì chỉ có thể dùng hai chữ đạo ý để chỉ việc ông muốn nói mà thôi. Nhưng như trên tôi đã trình bày những ý kiến về hai tác phẩm Bào Thai Đen và Khuôn Mặt Đàn Bà Già là ý kiến của họa sĩ Rừng.
Tóm lại tôi không đạo văn hoặc đạo ý của ông.
2. Trong phần IV.1, ông Ủy cho rằng tôi viết “Fauvism hay Wild beast đã là sai rồi”.
Trả lời: Tôi xin copy nguyên văn trong wikipedia.org để ông so sánh:
Fauvism (from Wikipedia, the free encyclopedia):
“Les Fauves (French for The Wild Beasts) were a short-lived and loose grouping of early 20th century Modern artists whose works emphasized painterly qualities and strong colour over the representational or realistic values retained by Impressionism. While Fauvism as a style began around 1900 and continued beyond 1910, the movement as such lasted only three years, 1905–1907, and had three exhibitions. The leaders of the movement were Henri Matisse and André Derain”.
3. Trong phần IV.2, ông Ủy viết rằng: “ Trường phái Dã Thú đâu phải chỉ kéo dài 3 năm qua 3 cuộc triển lãm mà thôi”.
Trả lời: Tôi cũng xin copy đoạn văn sau đây trong Bách Khoa Toàn Thư mở để ông tường:
Trường phái dã thú (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia):
“Trường phái dã thú (Fauvism hay Les Fauves) là một trường phái nghệ thuật tồn tại trong thời gian ngắn của một nhóm họa sĩ hiện đại. Trong khi phong cách nghệ thuật dã thú bắt đầu từ năm 1900 và kéo dài qua năm 1910, thì trường phái này chỉ tồn tại trong vòng 3 năm, 1905 đến 1907, và có 3 cuộc triển lãm. Những người đứng đầu trường phái này là họa sĩ Henri Matisse và André Derain”.
4. Trong phần IV.3, ông Ủy viết: “Lỗi nghiêm trọng nhất trong đoạn văn ngắn 3 dòng của Đặng Phú Phong là câu này: ‘Bố cục là nghệ thuật sắp xếp những thành phần khác nhau, mà người họa sĩ dùng để diễn đạt tình cảm’. Chúng ta cần nhớ rằng nhóm họa sĩ dã thú chưa bao giờ đưa ra một tuyên ngôn nghệ thuật nào cả. Vậy thì , chẳng biết lấy từ đâu mà ông Phong dám viết: ‘Tuyên ngôn của họ là…’”
Trả lời: Xin thưa tôi lấy từ http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn. Nguyên văn như sau:
Dã Thú:
“xu hướng nghệ thuật xuất hiện đầu tiên ở Pháp, tại triển lãm mùa thu 1905 ở Pari với những tác phẩm của nhóm Matixơ (H. Matisse), Ruô (G. Rouault), Bracơ (G. Braque). Tranh của họ chỉ dùng các màu nguyên, không vờn khối nổi theo ánh sáng và bóng tối, cũng không tạo ảo giác về không gian thật theo luật viễn cận, mà hoàn toàn tự do trong biểu hiện, mang nhiều chất trang trí. Từ 1902, họ thực nghiệm lối vẽ này. Năm 1904, họ ra tuyên ngôn: “Bố cục là nghệ thuật sắp đặt những thành phần khác nhau, mà người hoạ sĩ dùng để biểu đạt tình cảm“. Bởi vậy, thân cây có thể màu hồng tươi, mái nhà có thể xanh lá mạ. Năm 1906, có thêm Van Đônghen (K. van Dongen; 1877 – 1968) người Hà Lan tham gia vào nhóm. Sau 1907, chỉ còn Matixơ, Đuyfy (R. Dufy) duy trì lối vẽ này”.
5. Về phần nhận định tranh của Rừng, ông Ủy phân tích dài dòng rồi có kết luận như sau: “Trong văn mạch của ông Phong, chúng ta được gợi ý để hiểu rằng Rừng là một họa sĩ dã thú vì đi theo con đừơng của Matisse hay các nhà dã thú khác: tôi đoan quyết rằng Rừng không chịu ảnh hưởng gì của Matisse cả”.
Trả lời: Thiển nghĩ không ai nói về họa sĩ Rừng bằng chính ông ta. Vậy sau đây là cái email của Rừng gửi cho tôi, xin gửi đến ông Huỳnh Hữu Ủy và độc giả nghiên cứu. Đây cũng là câu trả lời của tôi.
From: “khanh nguyen” xxxx@hotmail.com
Subject: RE:
To: “phong phu” xxxx@yahoo.com
Date: Tuesday, September 8, 2009, 1:26 AM
DPP than,
Nhu da trao doi qua ph.
Nhan dinh cua P. khong co gi sai ca.
Khong khi tranh toi co ca Sieu thuc lan Da thu. Ngay tu thoi ky dau, den nay van vay. Trong giai doan “PDMT” va “TTTK”, nhieu nguoi thuong ngoan nhan dinh thay co “khong khi Dali trong tranh toi”: do la khong khi sieu thuc.Trong ban chat con nguoi toi co hai the gioi ay. NDBG co khong khi da~ thu day chu. Con sieu thuc thi buc nao cung co khong khi ay.
Than ai,
R
Vài dòng kết: ông Huỳnh Hữu Ủy chỉ trích, phê phán tôi bằng những lời lẽ không được nhẹ nhàng lắm. Tuy nhiên tôi không ăn miếng trả miếng mà chỉ đưa ra những giải thích của tôi và không bình luận . Tôi tài thô trí lậu, chưa bao giờ tự nhận mình là nhà phê bình hội họa . Những bài tôi viết về tranh của các họa sĩ (đa số là bằng hữu) chỉ là những cảm nhận từ sự yêu thích nghệ thuật hội họa mà thôi. Những gì tôi viết có thể đúng, có thể sai và cũng có thể không đúng không sai. Vậy thì nó có làm ông Ủy phật lòng cũng chỉ là chuyện thường trong cuộc đời vốn dĩ là vô thường. Dẫu sao tôi cũng xin cảm ơn ông Ủy đã để ý đến bài viết của tôi .
Cách đây có lẽ cũng đã hơn 15 năm rồi, tôi có đến một phòng tranh của Rừng bày ở một gallery thuộc khu phố Little Tokyo ở Los Angeles. Toàn là tranh sơn mài, với một, hai bức gì đó theo lối siêu thực pha lẫn tượng trưng rất dữ dội với bản tính cố hữu của Rừng. Những bức còn lại đều là trừu tượng; không phải với hình ảnh được tinh lọc, trừu tượng hóa để gợi ý, mà chính là những hình thể trừu tượng thuần túy. Là những hình vuông, hình chữ nhật, hình bán nguyệt hay là một mảnh trăng non. Đường cong bán nguyệt của mảnh trăng sơ huyền cũng đủ giúp cho trí tưởng về một vòng tròn là một khái niệm tiên thiên (à priori ). Thêm vào đó là những vạch thẳng, và những đường không thẳng chia cắt mặt tranh để tạo nên những bố cục.
Sau phòng tranh đó thì tôi không còn dịp gặp gỡ Rừng, hoặc phải nói cho chính xác là rất ít khi gặp. Có một lần khác nữa tôi đến phòng tranh của Rừng ở Little Saigon, nhưng dường như chỉ để chào Rừng rồi đi về. Cho nên, sau này tôi không còn giữ được ấn tượng gì về tranh của Rừng giai đoạn sau này, tức là sau 1975, nhất là thời kỳ ở Mỹ. Khi nói về loạt tranh Phiêu Du Mộng Tưởng, tôi nhớ đến mấy tấm tranh bày ở Los Angeles như đã nói ở trên, nên tôi đã nói là tranh trừu tượng chứ không phải siêu thực là vì thế. Tất nhiên, đây chỉ là một qui kết đơn giản nhất vì tôi thấy không cần dông dài trong một câu nói như thế. Khi nói như vậy, không phải là tôi không nghĩ đến bản chất siêu thực của Rừng, và cũng không phải là tôi không nghĩ đến trường hợp những Marcel Duchamp, Jean Arp, Francis Picabia, Max Ernst… và nhất là một khuôn mặt mà tôi rất mê là Joan Miro. Dù về trừu tượng, hội họa của Rừng vẫn nhuốm màu siêu thực là chuyện dễ hiểu.
Tôi muốn xác định thêm một lần nữa, tôi viết bài “Nhân Một Bài Viết Về Hội Họa” là viết trên căn bản tiền đề Đặng Phú Phong đã đưa ra: Tranh của Rừng trong khoảng thập niên 60. Tôi viết nhằm để bảo vệ tác phẩm Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại vừa được xuất bản, chứ không có mục đích gì khác nữa.
Thường thường lối viết của tôi là góp cách nhìn chủ quan để khám phá thêm cái đẹp của tác giả và tác phẩm, và nếu phân tích thì phải dựa vào qui luật đã đúc kết để làm cho nhận xét được vững chắc hơn, cho nên không phải là chủ quan một cách hàm hồ đâu. Việc xếp loại một tác phẩm thuộc trường phái này hay trường phái khác chỉ là một chuyện “sơ đẳng”, có lẽ Nguyễn Việt Hùng cũng dễ dàng đồng ý như vậy. Ở đây, vì đối với Đặng Phú Phong là người tôi đã nói chuyện nhiều lần, và tôi cho là ông ta không hiểu biết gì hết về mỹ thuật, cho nên tôi viết ra như thế chỉ với chủ đích tạo nên một thứ hài hước tiềm ẩn mà thôi: Kể chuyện cười nhưng không muốn người ta cười làm gì.
Tôi đã nói với Phan Nhiên Hạo, người chủ trương diễn đàn litviet là tôi không muốn nói đến chuyện này nữa, nhưng vì Nguyễn Việt Hùng có ý kiến nên tôi cũng xin có đôi lời cuối cùng để tránh hiểu lầm về phía độc giả.
Huỳnh Hữu Ủy
Điều hay là có những thông cảm chừng mực nào đó giữa 2 ông DPP và HHU, nếu bàn sâu về những lý thuyết trường phái nghệ thuật, thì phải công bằng và công nhận có những đẳng cấp khác nhau, ngoài lòng yêu thích, những yếu tố khác cũng làm nên độ sâu của kiến thức, như cần thời gian để sưu tầm, tiếp cận với tác phẩm (ngay cả với tác giả), …nhất là sự mẫn cảm đặc biệt về nghệ thuật, để nhìn ra những vấn đề liên hệ đến tác phẩm. Nhưng đừng chủ quan phán xét chuyện đúng sai trong nghệ thuật.
Ngày trước với lối vẽ Hiện thực từ thời kỳ Phục hưng tiếp diễn đến những thế kỷ sau, ai cũng khâm phục tài năng các họa sĩ vẽ người y như thật, nhưng có ai nghi rằng, chính các nhà danh hoạ này đã dùng một loại dụng cụ quang học, giống như máy chụp hình, phản chiếu hình ảnh qua lăng kính lên mặt giấy/vải, và đồ theo (Họa sĩ David Hockney đã khám phá và chứng minh được điều này, nhưng lý thuyết của ông đã bị chống từ một số học viện, có thể để bảo vệ những gì mà các nhà mỹ thuật đã từng tung hô, sùng bái)
Đối với một họa sĩ sáng tác đương đại, sau nhiều năm thu thập những tinh hoa của các nền nghệ thuật, thì các tác phẩm của ông/bà ta đã có nhiều ảnh hưởng pha trộn của nhiều cách tạo hình, nhiều trường phái khác nhau. Tôi thấy cũng không lạ khi mỗi người mỗi ý về cách vẽ của người họa sĩ, nhưng đừng quá hạn hẹp để quy kết sự phong phú của người sáng tác.
Thí dụ tranh về sau này của Họa sĩ Rừng ( loạt tranh TTTK & PDMT), họa sĩ Rừng và ông DPP cho rằng có tính Siêu Thực và Dã thú, ông HHU coi như là loại tranh trừu tượng, tôi thấy ai cũng đúng, ngoài ra tôi còn thấy được tính chất đồ hoạ graphics, tranh quảng cáo Billboard,… những thể loại không gần gũi và liên quan với cách vẽ của hs Rừng [tôi đoán (xin đính chính nếu tôi đoán sai) hs đã thuê những người thợ làm nên loạt tranh này, một cách vẽ hiện thực theo kiểu đồ chép].
Họa sĩ là người thể hiện, biểu diễn những gì mình có thể trình bày qua các sáng tác, đôi khi là những chủ ý hoạt định, nhưng không loại trừ những yếu tố không kiểm soát từ vô thức. Bởi thế mới cần những nhà phê bình nghệ thuật, khám phá những sự liên hệ giữa tác phẩm và tác giả, từ đó tác phẩm mới đến gần hơn tới giới thưởng ngoạn, nhưng cũng có thể đào sâu thêm hố ngăn cách, nếu những nhận định phê bình không đem lại giá trị thật sự (hay hoặc dở) về tác phẩm nghệ thuật.
Đáng lẽ tôi không cần viết thêm hồi đáp này, nếu Đặng Phú Phong có lời xin lỗi với tinh thần phục thiện. Nhưng ông Phong tiếp tục phản bác và lại tiếp tục phạm những sai lầm cũ. Vậy thì, tôi cũng xin có thêm vài lời nữa.
1) Ông Phong vẫn chưa hiểu đạo văn là gì, cũng không phân biệt được fauve và fauvism/fauvisme.
a) Mặc dù Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trự giải thích đơn giản: “Đạo văn = chép văn người khác làm của mình”, nhưng đạo văn luôn luôn được hiểu là ăn cắp ý và ăn cắp lời. Giở bất kỳ cuốn tự điển nào cũng đều thấy rõ ràng như vậy, cứ lật tự điển thông dụng Webster’s Collegiate Dictionary, Tenth Edition, trang 888 thì sẽ thấy ngay.
Khi viết về bức tranh Khuôn Mặt Đàn Bà Già, nói là “hóa đá” thì bất kỳ ai, ngay cả họa sĩ Rừng đi nữa, cũng phải ghi chú đó là ý kiến của tôi, thuộc về bản quyền của tôi.
Tôi chỉ xin hỏi ông Phong: Tại sao viết về một phòng tranh lớn với bảy tấm tranh đồ sộ và rực rỡ trước mắt lại không tập trung vào bảy bức tranh này, mà đi viết về hai tấm tranh đã biệt tích trong quá khứ, một bức gần 40 năm, một bức gần 50 năm trước. Hỏi như vậy có phải là đã trả lời rồi không?
b) Ông Phong dùng Bách Khoa Tự Điển Wikipedia mà không chịu đọc cho kỹ. Tự Điển đâu có viết là fauvism, mà là fauves. Cho nên người ta đã định nghĩa đây là một nhóm nghệ sĩ hiện đại đầu thế kỷ XX, chứ đâu phải là một chủ thuyết hay trường phái.
Nói tắt lại, fauvism vẫn không phải là wild beast (fauve).
2) Về bộ tự điển Bách Khoa Toàn Thư mà ông Phong sử dụng và trích dẫn. Tôi đồng ý là ông Phong trích dẫn đúng, nhưng tự điển thì cần phải tu chính hoài. Tôi đề nghị ông Phong liên hệ với các nhà chủ biên công trình này, yêu cầu họ edit lại những sai lầm và thiếu sót về mục từ Trường Phái Dã Thú, để kỳ xuất bản tới được hoàn chỉnh hơn.
3) Tôi hiểu rằng họa sĩ Rừng đã giúp vài ý để cứu ông Phong, nhưng Rừng đã quên rằng làm như vậy thì chỉ càng làm cho Đặng Phú Phong sa lầy hơn mà thôi.
Ngôn ngữ nghệ thuật là một hệ thống ký hiệu không phải chính xác như toán học, nhưng cũng không phải không rạch ròi. Những thuật ngữ nghệ thuật chứa đựng ý nghĩa rất rõ ràng. Như vậy, không phải muốn nói gì cũng được, dù là nói về sản phẩm của mình đã tạo ra.
a) Rừng là một họa sĩ siêu thực, điều ấy là dứt khoát rồi, nhưng Rừng không bao giờ là một họa sĩ siêu thực theo kiểu cách của Dali.
b) Tôi không được xem bộ tranh Thượng Tầng Thanh Khí, nhưng tôi đoán chừng cũng tương tự với bộ tranh Phiêu Du Mộng Tưởng – Ánh Sáng Và Bóng Tối. Tôi đã được xem một số tranh PDMT, và tôi có thể nói ngay rằng loạt tranh PDMT không thể nào gọi là siêu thực được, đó là tranh trừu tượng.
c) Tác phẩm Khuôn Mặt Đàn Bà Già không thể nào là dã thú được. Đó là bức tranh nằm trong dòng nghệ thuật biểu hiện.
Trước khi chấm dứt hồi đáp ngắn ngủi này, tôi xin phép độc giả được nói thêm đôi lời một cách hơi riêng tư.
Đối với họa sĩ Rừng, mặc dù vài năm gần đây, tôi không có dịp gặp gỡ, nhưng trong lòng tôi luôn luôn có một hình ảnh rất thân thiết về Rừng. Tôi phục anh về tài năng cũng như tính cách ở đời. Bài viết Nhân Một Bài Viết Về Hội Họa vừa rồi, tôi không có chủ ý gì về Rừng cả, nếu có vài từ không thích đáng về Rừng là do sơ suất. Tôi chỉ muốn nói chuyện với Đặng Phú Phong thôi, bởi vì tôi không muốn công trình tâm huyết Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại của tôi bị xâm phạm một cách trắng trợn. Những điều tôi viết về Rừng là do từ một quá trình chiêm nghiệm rất công phu, như Trịnh Cung và Hồ Thành Đức từng nói: Viết về Rừng rất khó, chỉ Huỳnh Hữu Ủy viết nổi mà thôi. Vậy thì Rừng phải thông cảm cho tôi, tại sao tôi đã nổi giận như vậy. Tôi cũng xin Rừng thứ lỗi cho nếu tôi có làm điều gì phiền lòng anh.
Đối với Đặng Phú Phong, tôi cũng đã từng gặp gỡ nhiều lần ở quán cafe và bàn rượu. Cho nên, tôi hiểu là tôi cần phải lên tiếng một lần để tránh những điều đáng tiếc về sau. Tuy nhiên, trong bài viết về Đặng Phú Phong trước đây, tôi đã dùng một số từ nặng nề không cần thiết, tôi cũng công khai xin lỗi ông Phong ở đây.
Huỳnh Hữu Ủy
Với tôi, giữa hai Nhà…
Huỳnh Hữu Ủy và Đặng Phú Phong, tôi không quen biết ai cả!
Cả hai đều cầm viết, và đã từng trải nghiệm qua nhiều bản văn ở bất cứ hình thức nào.
Đạo Văn, (theo tôi) là… một Từ mơ hồ của những người cầm bút!
Ví dụ: Ai đó viết: “Em biết Yêu ở tuổi 13!”; Và một Ai đó viết: “Ở tuổi 13 em đã biết yêu!”
Rõ ràng hai câu văn này giống nhau, nhưng khác nhau về hình thức!
Con bé kia: yêu ở tuởi 13. Con bé này: đã biết yêu ở tuổi 13!
Ở mọi thể loại Văn chương, với tôi, không có từ Đạo văn!
Thế hệ đi sau, học hỏi, ngẫm nghĩ thế hệ đi trước, rồi ghi lại những lời ‘từa tựu” cùng với nhau,.
Và rồi bị bảo: Ông ấy Đạo Văn tôi!
Và… nếu nói theo dung tục… Anh là cái đếch gì mà tôi phải Đạo văn anh?
Đây là sự trùng lập về Ý, chứ không là Đạo văn, như lời phân trần của Ông ĐTPhong.
Và tôi, đồng ý về việc này:
Một người cầm bút có chút Liêm sĩ, có học thức để “phô diễn” những cái gì mình “hội nhập” trong Học thuật đa dạng, ở nhiều Thể loại, thì Họ không là những Người Đạo Văn!
Nếu Ông Huỳnh Hữu Ủy, cho rằng Ông Phạm Phú Phong… Đạo Văn, thì tôi xin mời Ông hãy đưa đến Toà Án đang cư ngụ!
Chúng ta là những Đồng Nghiệp, đặt bút viết cho nhau, nên dành cho nhau một sự kính nể – dù không thích nhau!
Ông Trịnh Cung, là một “Chủ Đề”, (trong góy ý) mà tôi thấy, thấp thoáng, ẩn hiện, ở vụ Trịnh Công Sơn!
Tôi không quen 3 Ông! Nhưng điều, Tôi muốn giữ gìn nhất: Chúng ta là những người Cầm Bút, hãy hành xử điều Mình tôn trọng nhất
Chả Ai ăn cắp Ai, khi tri thức là lối hành xử Mẫn cảm nhất của mỗi con người!
Vũ Đình Kh.