Trần thị LaiHồng – Thầy trò


Tang lễ Giã Từ Võ Đình tổ chức vào Thứ Bảy ngày 6 tháng 6, 2009, tại All County Funeral Home, Lake Worth, West Palm Beach, Florida.

Tuy đơn giản nhưng đầy đủ nghi thức theo nghi lễ Phật giáo, có quý Đại đức Chùa Hương Hải Miami, và quý Sư cô Chùa Lộc Uyển West Palm Beach, tụng niệm.

Điểm đặc biệt có môn đệ của Họa sĩ Võ Đình từ Frederick tiểu bang Maryland về chịu tang: Calvin Edward Ramsburg. Trong dịp này, với vành khăn tang trắng quấn ngang đầu, Eddie đã có lời tưởng niệm người quá cố, đầy tình nghĩa Thầy Trò: Thầy Việt, trò Mỹ.

*

image002
Tôi gặp Mai VõĐình lần đầu tiên tại một lớp hội họa, năm 1985. Trong hai tuần lễ đó, ông luôn nhắc nhở tôi hòa mình cùng cây cọ. Tôi không hiểu ý. Tôi chỉ là một học sinh trung học, mới 18 tuổi.

Tôi muốn được như ông. Trở thành một nghệ sĩ.

Ông đã hướng dẫn tôi với tư cách Thầy Trò, và đã thay đổi đời tôi. Qua nhiều năm thụ huấn, tôi súc tích hàng hàng điều chỉ dạy đầy trí tuệ từ Thầy. Tôi xin chia sẻ vài điều cùng quý vị.

Về cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên của tôi năm 1989, Thầy viết: “Hãy nhớ rằng hội họa hài hòa giữa ‘hai thái cực’: tự do/kỷ luật; liều lĩnh/chính xác; uy dũng/dịu dàng.”

Trong thời gian tôi vẽ khối lượng năm 1997, tôi gọi nói chuyện. Thầy nhắc nhở: “ Vẽ là sống, vẽ là ăn, vẽ là thở. Đừng khắc phục quá mạnh/ khắc phục từ tốn/ khắc phục đẹp/ nhưng không quá mạnh. Nếu cứ ung dung từ tốn, cuộc sống sẽ giữ gìn mình.”

Trong một sách do Thầy minh họa, ông viết: “ Vẽ quan trọng hơn là làm một tấm hình.”Thầy viết trong một thư: “Ở tuổi 64, điều quan trọng chẳng phải là làm việc hoặc vẽ, mà là thấu hiểu những gì thấy được.”

Một thư khác về bài tiểu luận, Thầy viết:“Giếng hoang là giếng không nước. Không tốt. Thi sĩ không làm thơ, họa sĩ không vẽ tranh : chết. Thầy vui thấy anh vẫn vẽ, vẫn làm việc, vẫn vẫy vùng…Thầy biết gian nan đến thế nào. Bây giờ đã qua tuổi 70, Thầy chỉ vẽ mây. Nhớ là trừu tượng nhé, cố nhiên!”

Trong một liên lạc thư từ khác: “ Eddie, anh đã tiêu hóa hết thức ăn hội họa rồi. Bây giờ anh lớn tuổi hơn và có kinh nghiệm hơn, anh phải tìm cách vẽ thế nào để biểu lộ được chính bản thân hay nhất, rõ rệt nhất. Việc làm của cả cuộc đời đấy nhé!”

Một dịp chuyện trò, ông nói: “Thầy leo tuốt đỉnh núi và chỉ thấy một hang sâu để khám phá. Thầy nhìn xuống thung lũng thấy anh, Eddie, và vẫy tay…”

Tôi nghĩ Thầy dạy tôi vẽ. Nhưng điều tôi nhận được lại là con đường mới hướng dẫn cách nhìn. Vẽ là một cách luyện tập trong chánh niệm.

Tôi muốn gửi đến quý vị một cách luyện tập. Thầy tôi dã dạy bọn môn sinh chúng tôi. “Không cần phải là một họa sĩ. Khi bước đi, hãy nhìn xuống. Thấy màu sắc nho nhỏ ẩn hiện trong ngọn cỏ, lá cây, và cát bụi. Thấy hình tượng trong mọi sự vật.”

*

Khi được tin Thầy Mai Võ Đình không được khỏe, vợ Eddie là Mary Jo Scangarell, y tá, đã thu xếp để Eddie về gặp mặt, giúp dọn từ Trung tâm ManorCare về nhà ngày 28 tháng 5,sau đó trở lại khi được tin Thầy qua đời.

Mary Jo’s email

From: Mary Jo Scangarello …@verizon.net>
To: Laihong Tran …@gmail.com>
Date: Tue, Jun 2, 2009 at 12:40 PM

Dear Laihong,

I wanted to express my condolences, I’m glad Mai passed peacefully but I’m sure you are still very sad. We received the information re the funeral (…)

Eddie says “I painted on Sunday and finished Monday in the evening, it is a big painting and it is my song to Mai”. I saw it when I came home last night and WOW, beautiful. He will bring it to Florida when he flies down. …

[Tôi muốn bày tỏ phân ưu. Tôi rất mừng Mai đã ra đi an lành nhưng tôi biết chắc là bà vẫn rất buồn. Chúng tôi đã nhận được tin về tang lễ …… Eddie bảo “Anh vẽ ngày Chúa Nhật và xong vào chiều Thứ Hai, một bức tranh lớn và đó là bài ca của anh dành cho Mai.” Tôi thấy bức tranh tối qua khi đi làm về. WOW, đẹp! Anh chàng sẽ đem theo khi bay về Florida…]

Trong thư phân ưu gửi ngày 4 tháng 6, Mary Jo viết:

“… Eddie rất hân hạnh được mời lên tiếng trong Tang Lễ, và cả tuần dưới đó sẽ là một kỷ niệm nhớ đời…. Eddie và tôi đã học nhiều từ bà và Mai. Cả một thế giới khác lạ, đã làm cuộc sống hai tôi thêm phong phú…

image005

Tôi nghĩ với sự chỉ dạy và ảnh hưởng của Thầy, Eddie trở thành một người khác và là một nghệ sĩ. Eddie hồi đó mới lớn và đi con đường nguy hiểm của tuổi trẻ. Thầy đã đưa tay ra, chuyển đạt trí tuệ và nghị lực dìu dắt Eddie, hướng dẫn Eddie vào con đường khác tốt đẹp hơn. Bây giờ Eddie vững bước một mình nhưng không bao giờ quên những điều Thầy chỉ dạy. Tôi cảm nhận ân đức đó.. Chồng tôi bây giờ là một người tuyệt vời … nhờ ơn Thầy”.

Được biết Calvin Edward Ramsburg, 41 tuổi, từ trên 10 năm nay có gần trăm cuộc triển lãm cá nhân và tập thể cùng nhóm môn đệ của Võ Đình, hiện nối nghiệp Thầy mở lớp dạy vẽ, đặc biệt hướng dẫn những người khuyết tật, trong số có một phụ nữ khiếm thị, dùng xúc giác để “thấy” màu sắc đường nét tạo hình. Eddie cũng theo chân Thầy minh họa, và tác phẩm đầu tay là bài Room in Rear/ Phòng Sau của Võ Đình.

Trần thị LaiHồng (trích Giã Từ Võ Đình)
Hoa bang, tuần tang thứ ba, 6.2009

 

Eddie, LaiHồng và Võ Đình. Đám cưới Eddie và Mary Jo, 1994, Maryland
Eddie, LaiHồng và Võ Đình. Đám cưới Eddie và Mary Jo, 1994, Maryland

2 bình luận về “Trần thị LaiHồng – Thầy trò

  1. Trần thị LaiHồng 9 Tháng Bảy 2009 / 2:38 sáng

    Những chấn động đau lòng của quý bạn hiền tưởng đã nguôi ngoai mà vẫn lan rộng, không những qua đường giây viễn liên chia sẻ, mà còn giao thoa hốt hoảng cả trong lời thơ và âm thanh cùng màu sắc … Không riêng chi kẻ hèn này ngày ngày vẫn lẫn lộn có có không không … Xin đa tạ.

  2. Ha cam Tam 3 Tháng Bảy 2009 / 8:23 sáng

    Tuet voi
    khong noi nen loi
    khong ve ra tranh

    am thanh
    anh sang
    la` Mai Vo Dinh

Ý kiến

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.